日本での幸せライフレシピ
Việt là nước nào?
(「越」はどこの国?)
60% người được hỏi biết “Việt” là nước nào nhưng tán đồng việc có sử dụng thể giản lược hay không thì là 50 : 50.
Gần 60% số người được hỏi là biết nhưng cũng người trả lời rằng không sử dụng thì hơn. Có thể nói tỉ lệ đồng tình và phản đối là ngang bằng về việc có sử dụng cách viết giản lược chữ Việt hay không. Nếu tỉ lệ là một nửa thì có vẻ chúng ta cũng nên để ý tới việc sử dụng trên báo chí.
Đa số các tờ báo, phần chú giải của các công ty truyền thông thì chấp nhận sử dụng từ Việt này giới hạn trong các trường hợp liệt kê tên nước như quan hệ Nhật-Việt, báo Mainichi thì không đặt ra luật để theo nhưng thực tế thì gần như vậy. Thông thường sau khi ghi rõ tên nước là Việt Nam thì các cụm như Nhật-Việt được viết theo nên đó nên có thể suy ra hiểu được, nhưng việc cho lên tiêu đề thì có thể có người sẽ đặt câu hỏi.
Nhìn vào phần chú giải của các tờ báo thì các viết tắt 米 (Mỹ), 英(Anh), 仏(Pháp) đương nhiên được chấp nhận, ngoại lệ có trường hợp Nga thì đa số viết「ロ」.
Tờ Mainichi thì dùng「ロ」trong hầu hết trường hợp như nhiều tờ báo khác dùng 露 loại trừ những cụm từ như chiến tranh Nga-Nhật日露戦争. Có ý kiến cho là vì muốn phân biệt Đế quốc Nga với nước Nga hiện tại nhưng nếu xét về tính kế tục của đất nước thì vẫn có tranh cãi có cần thiết phải phân biệt hay không.
Trong từ Hà Lan học thời Edo thì từ 蘭 (Hà Lan) hay dùng cũng quy định không dùng, có vẻ là vì nó nằm ngoài chữ Hán thông dụng, tuy vậy trường hợp Italia là 伊 cũng là từ mượn nhưng các tờ báo việc chấp nhận dùng. Có thể lấy lý do vì nó nằm trong nhóm các nước lớn chẳng hạn.
Ngoài ra có Ấn Độ, Philippines, Canada cũng được đăng trên các bài viết thông thường. Dùng một bộ phận từ trong cụm từ tên nước hay các danh từ cố hữu như 西 (Tây Ban Nha) cũng xuất hiện.