A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Vì sao Nhật không thể huỷ Thế vận hội Olympics
(東京オリンピックを中止されなかった理由)

Liệu rằng Thế Vận Hội 2021 có biến thành một thảm họa dịch tễ hay không ? Các nhà dịch tễ học không hẳn có cùng một quan điểm.

Người bi quan cho rằng: “100 ngàn người nước ngoài đến Tokyo vào lúc biến thể Delta đã tung hoành khắp thế giới. Nhật Bản chắc chắn là sẽ phải trả giá đắt”.

Các trưng cầu dân ý lúc đó cho thấy 70% dân số không muốn Olympic tiếp diễn, nhưng Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vẫn tiếp tục khăng khăng rằng sự kiện sẽ diễn ra.

Vậy liệu chủ nhà Nhật Bản có thể hủy thế vận hội lúc đó không?

Hợp đồng giữa IOC và thành phố chủ nhà Tokyo là rất rõ ràng: Có một điều khoản về chuyện hủy và nó chỉ cho phép IOC có quyền hủy, không phải thành phố chủ nhà.

Đó là vì Thế vận hội Olympic là “tài sản độc quyền” của IOC và “chủ sở hữu” của Thế vận hội IOC mới có thể ngừng hợp đồng.

Một lý do có thể cho phép hủy – ngoài những điều như chiến tranh hay loạn lạc – là nếu “IOC có cơ sở hợp lý để tin rằng, hoàn toàn theo ý của họ, sự an toàn của những người tham gia Thế vận hội có thể bị đe dọa hay phá hoại một cách nghiêm trọng vì bất kỳ lý do nào”. Và đại dịch có thể được cho là một mối đe dọa như vậy.

Hiến chương Olympic cũng quy định rằng IOC phải đảm bảo “sức khỏe của các vận động viên” và khuyến khích “thể thao an toàn”, ông Mestre nói. Nhưng bất chấp những điều này, IOC dường như vẫn kiên quyết muốn tổ chức Olympic Tokyo.

Theo các nhà nhận định đánh giá: Hủy Thế vận hội sẽ không chỉ gây ra thiệt hại tài chính. Lần cuối cùng Nhật đăng cai Thế vận hội Mùa hè là năm 1964 và khi đó, sự kiện được coi là biểu tượng quan trọng cho quá trình tái thiết đất nước sau Thế chiến Thứ Hai.

Đối với Olympic Tokyo 2020/2021, một lần nữa lại có ý nghĩa biểu tượng, GS Anderson giải thích:  “Nhật Bản có sự trì trệ kinh tế trong thời gian dài, và đã có thảm họa sóng thần và hạt nhân ở Fukushima, nên Thế vận hội sẽ là biểu tượng phục hồi cho Nhật Bản,”

Việc đăng cai thành công Thế vận hội Tokyo 1964 đã cho thế giới thấy sự trỗi dậy nhanh chóng của Nhật Bản, một quốc gia châu Á sau Thế chiến thứ 2 có sự tiến bộ nhanh chóng. Trong Thế vận hội Tokyo 1964, lễ rước đuốc Olympic được sử dụng để cho thế giới thấy một biểu tượng của hòa bình. Trong Thế vận hội Tokyo 1964, 1 trong những sự kiện quan trọng nhất là kết hợp bóng chuyền và môn “Judo” do Nhật Bản phát minh vào sự kiện Olympic, điều này thực sự đưa sự kiện Thế vận hội từ Châu Âu và Hoa Kỳ lên tầm nhìn chung của thế giới.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map