日本での幸せライフレシピ
Văn hóa “giàu ngữ cảnh” của Nhật Bản
(日本の「ハイコンテキストカルチャー」文化)
Văn hóa giàu ngữ cảnh là một thuật ngữ được nhà nhân chủng học Edward T. Hall sử dụng để mô tả phong cách giao tiếp của một nền văn hóa.
Một nền văn hóa giàu ngữ cảnh là một nền văn hóa tập thể. Có nghĩa là cá tính của các thành viên phần lớn được hình thành từ tập thể, ví dụ như gia đình hoặc nơi làm việc. Văn hóa giàu ngữ cảnh cũng coi trọng mối quan hệ hòa hợp trong tập thể hơn là thành tích cá nhân.
Nền văn hoá giàu ngữ cảnh
- Chủ yếu truyền đạt thông tin bằng các phương pháp phi ngôn ngữ như biểu hiện khuôn mặt, ánh mắt, giọng nói
- Tình huống, con người và các yếu tố phi ngôn ngữ được xem xét quan trọng hơn cả từ ngữ được nói ra trong khi đối thoại
- Cách giải quyết vấn đề thường là ở trong nhóm
- Các thành viên coi trọng các mối quan hệ lẫn nhau
- Phải có niềm tin trước khi thực hiện các giao dịch thương mại
Nhật Bản là nước mang đậm nét văn hoá Á Đông và cũng là nền văn hoá thuộc nhóm giàu ngữ cảnh trên thế giới.
Ở Nhật Bản, họ thích cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, trong đó phải thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Họ thường chú ý để không làm người khác cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm. Điều này lý giải tại sao người Nhật không thích nói “không” khi họ muốn thể hiện sự không đồng ý. Họ thích cách trả lời mơ hồ hơn, như “ vấn đề là khác cơ”
Ví dụ: nếu tham dự một bữa ăn trưa cùng công ty, ông chủ sẽ là người trông có tuổi và ngồi riêng ở vị trí xa nhất từ lối vào của căn phòng. Ở Nhật, cấp trên thường được bố trí ngồi ở những vị trí ưu tiên như vậy để thể hiện sự tôn trọng
Lời khuyên khi giao tiếp trong cộng đồng văn hóa ngữ cảnh cao tầng như Nhật Bản là khi bạn không hiểu rõ vấn đề gì cứ mạnh dạn hỏi kỹ lại, dùng đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để tránh hiểu lầm, hiểu sai chỉ thị. Đồng thời trong thời gian đầu, cố gắng quan sát hành động, tư thế của những người Nhật xung quanh để tránh bị coi là “suồng sã”, hay vô lễ.