日本での幸せライフレシピ
Văn hóa chào hỏi trong công sở ở Nhật Bản
(日本職場での挨拶文化)
Chào hỏi trong môi trường công sở rất quan trọng. Đôi khi thông qua đó, người ta có thể kết luận người không biết chào hỏi là người không làm được việc. Hãy cùng học và ghi nhớ cách chào hỏi thích hợp với từng trường hợp cụ thể nhé!
Nếu đối phương không nghe thấy thì vô nghĩa
Mọi mối quan hệ đều bắt đầu từ lời chào. Chào hỏi là yếu tố cơ bản trong giao tiếp giữa người với người. Cho dù nghiệp vụ tốt tới đâu đi, nếu không chào hỏi tử tế, bạn sẽ bị phán xét: “Đến chào hỏi còn không làm được, chắc chắn không thể hy vọng được gì ở cậu ta. “Việc chào hỏi quan trọng tới như vậy đấy.
Bạn có thể nghĩ rằng chẳng cần phải nói ra câu chào, chỉ cần cúi đầu là đối phương sẽ hiểu.
Tuy nhiên trên thực tế, điều bạn nghĩ là không cần thiết ấy lại cần được thực hiện thật nghiêm túc và đó mới là cách thức giao tiếp đúng đắn,
Có thể nói công việc đầu tiên đòi hỏi một nhân viên phải làm được chính là chào hỏi.
Lời chào rõ ràng, đầy năng lượng sẽ khuấy động không khí của cả văn phòng. Đôi khi, công việc bạn làm có thể chưa xuất sắc nhưng nhờ chào hỏi tử tế và luôn tràn đầy năng lượng mà bạn có thể nhận được sự kỳ vọng của cấp trên.
Bản chất của việc chào hỏi chính là “thừa nhận sự tồn tại của đối phương”
Không chào hỏi, hoặc chào mà đối phương không hay biết sẽ tạo cảm giác bạn đang coi thường sự tồn tại của họ.
Chào hỏi = Gương mặt nở nụ cười + Lời chào + Cúi chào + Giao tiếp qua ánh mắt
Khi bạn chào với cả bốn yếu tố trên trong lần gặp đầu tiên thì đối phương sẽ có cảm nhận tốt về bạn: “Cậu ấy chào hỏi mình rất nghiêm túc!”
Hãy nở nụ cười thật rạng rỡ, cất giọng to, rõ rang, khỏe khắn: “Chào buổi sáng!” và cúi chào, chắc chắn bạn sẽ tạo được một ấn tượng tốt.