日本での幸せライフレシピ
Trẻ em ở Nhật cao hơn nhưng yếu hơn so với những năm 1960
(日本の子供たちは1960年代より背が高いが弱い)
Trẻ em Nhật Bản đã cao hơn nhưng yếu hơn kể từ những năm 1960, theo một so sánh thống kê về sức khỏe thể chất và khả năng vận động từ một nghiên cứu năm 2019. Những con số được ghi lại sau Thế vận hội – Tokyo Olympics 1964, Cơ quan thể thao Nhật Bản (JSA) đã tiết lộ thông tin này vào tháng 10 năm 2020.
Cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện vào năm 1964, sử dụng Thế vận hội mùa hè như một cơ hội để thống kê số liệu, từ đó nắm bắt được thể lực và khả năng vận động của người dân Nhật Bản. Gần đây, cơ quan thể thao Nhật Bản (JSA) đã so sánh các số liệu ở cột mốc 1964 với các số liệu có được năm 2019 vừa qua để xem xét sự thay đổi trong các hạng mục. Bao gồm thể chất và sức khỏe cũng như thói quen tập thể dục của Nam và Nữ trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Các số liệu được lấy từ chính các vận động viên tham gia Thế vận hội được lên kế hoạch tổ chức vào năm 2020, nhưng vì đại dịch toàn cầu nên đã dời ngày tổ chức lại vào năm 2021.
Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ em ở mọi lứa tuổi đều tăng so với năm 1964. Cụ thể, chiều cao và cân nặng trung bình của nam giới từ 16 tuổi lần lượt tăng ít nhất 5,5cm và gần 5kg. Đối với bé gái thì tăng gần 4cm và 2kg. Điều này cho thấy ngày nay có sự cải thiện về dinh dưỡng đáng kể.
JSA cũng so sánh sức mạnh cơ bắp bằng các chỉ số được lấy từ các vận động viên chạy: thời gian chạy cho chặng 50m và chạy 1,500m đối với nam và 1,000m đối với nữ. Hay đo mức ném bóng được bao xa giữa 2 năm. Mặc dù khả năng cơ bắp trung bình của các bé trong độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi là tương đương nhau. Nhưng trẻ em từ 14 tuổi trở lên thì số liệu từ năm 2019 giảm đáng kể so với năm 1964. Các vận động viên ở năm 2019 không thực hiện được các cú ném bóng xa hơn, thậm chí các bé trai ở độ tuổi từ 10 đến 11 tuổi còn ném bóng ít hơn các tiền bối hơn 7m. Đối với môn chạy đường dài thì thời gian trung bình của các vận động viên khi về đích là tương đương nhau. Còn chạy cự li ngắn thì được cải thiện.
Ông Hisashi Naito, giáo sư thể chất Đại học Juntendo, người đã đóng góp phần lớn công sức vào cuộc khảo sát trên cho biết: Trẻ em ở Nhật Bản đạt được sức khỏe và thể chất cho đến khoảng những năm 1985. Lúc này chiều cao và cân nặng được cải thiện tuy nhiên sức khỏe thì suy giảm dần. Lý do một phần là môn thể dục ở các trường học ít được chú trọng hơn, vì vậy cần nâng cao tiêu chuẩn tập thể dục cho thế hệ măng non hơn.
Riêng ông Masamitsu lại nhận xét, vì các em nhỏ được tập trung chuyên môn vào duy nhất một bộ môn thể thao theo hướng chuyên nghiệp, nên các kỹ năng của chúng trong môn thể thao này được cải thiện đáng kể, tuy nhiên các môn thể thao khác thì lại không có kinh nghiệm.
Đối với bộ môn ném bóng, khả năng ném bóng trở nên giảm sút là bởi vì qua nhiều thập kỷ, kỹ năng ném bóng không được phát triển. Và việc tập thể dục rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc hình thành khả năng thể thao toàn diện, và nhà trường cũng như các tổ chức thể thao cần phải cung cấp các cơ hội đó cho các bé.
Kim Ngân