A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Tìm hiểu họa sĩ Hokusai – một trong 100 người có thành tựu vĩ đại nhất của thế giới trong 1000 năm qua
(北斎について・この 1000年で一番成果を残せた100人の一人)

Theo cuộc khảo sát bình chọn của tạp chí ảnh nổi tiếng của Mỹ “LIFE”, có một người Nhật duy nhất được bình chọn là “một trong những 100 người trên thế giới đã để lại những thành tựu quan trọng nhất trong 1000 năm qua”. Người đàn ông đó là Katsushika Hokusai, một họa sĩ sinh ra ở Edo cách đây hơn 260 năm.

Hokusai (1760 – 1849) là ai?

Hokusai sinh ra trong một gia đình nghệ nhân, ở quận Katsushika, Edo (Tokyo ngày nay). Ông bắt đầu làm họa sĩ vào năm 19 tuổi và mất ở tuổi 90 (cách đó vài năm trước khi Nhật Bản dỡ bỏ chính sách bế quan toả quản). Ước tính rằng, trong 70 năm làm hội hoạ của mình, ông vẽ được 30.000 bức. Tức một ngày vẽ được một bức tranh, một con số đầy kinh ngạc!

Lên 4, ông được một quan chức làm việc cho Mạc Phủ nhận nuôi, và rất yêu thích vẽ. Năm 19 tuổi, anh được giới thiệu với Katsukawa Shunsho, một họa sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngay sau đó, ông lấy nghệ danh là Katsukawa Shunro, và bước vào lãnh vực ukiyo-e ở tuổi 20. Tuy nhiên, với thiên bẩm sáng tạo của mình, Hokusai không hài lòng với việc bắt chước người thầy của mình, ông bí mật tìm hiểu trường phái Kano-ha (thú dã phái) và các bức tranh theo phong cách phương Tây. Cuối cùng, ông bị Katsukawa Shunsho đuổi.

Mất việc làm và trở nên thiếu thốn trong cuộc sống. Tuy nhiên, niềm đam mê hội họa của ông vẫn không bị thui chột. Lúc này, ông vẽ và lấy nghệ danh là Sori (宗理). Trong thời kì này, dân chúng Edo rất yêu thích thể loại sách tranh “tanka (狂歌- châm biếm). Bắt nhịp trào lưu, dưới cái tên Sori, Hokusai đã cho ra đời nhiều cuốn sách ảnh tuyệt đẹp về tanka.

Hokusai được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của loạt tranh in mộc bản Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ (富嶽三十六景 ふがくさんじゅうろっけい – Phú Nhạc tam thập lục cảnh), trong đó có tác phẩm “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản và được xuất bản trên bình diện quốc tế. Đó là bức tranh vẽ làn sóng khổng như thể muốn bật ra khỏi màn hình kèm theo những tia sáng bắn tung tóe. Làn sóng này đã trở thành tiêu chuẩn cho các làn sóng trên thế giới và đã thâm nhập vào tất cả các loại hình nghệ thuật và thiết kế.

Hokusai và manga

Ngày nay, khi chúng ta nghe từ “manga”, chúng ta nghĩ ngay đến sách tranh: những câu chuyện được kể lại một cách ngoạn mục thông qua hình ảnh, thường ở định dạng giống như truyện tranh. Tuy nhiên, nghĩa đen của thuật ngữ manga (漫画) trong tiếng Nhật là “tò mò” hoặc “những bức vẽ kỳ quái”, và đây là cách hiểu từ thế kỷ 19 khi tập truyện tranh đầu tiên của Hokusai, được gọi là “Hokusai Manga”, được xuất bản vào năm 1814. Ngay sau khi ra mắt, Hokusai Manga lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất, tác phẩm ăn khách nhất mọi thời đại ở Nhật Bản cho đến thời điểm đó.

Người ta cho rằng, bản thân Hokusai cũng không mấy hứng thú đến tập truyện đầu tiên Hokusai Manga khi nó được xuất bản vào năm 1814. Có vẻ như lý do chính để Hokusai cho phép xuất bản các bức vẽ của mình là vấn đề tài chính. Trước năm 1812, Hokusai đã sống bằng một khoản trợ cấp hậu hĩnh do người con trai cả của ông, người được thừa kế từ cha mẹ nuôi giàu có – gia tộc Nakajima. Tuy nhiên, sau khi con trai ông đã qua đời, Hokusai rơi vào cảnh túng quẩn.

Vượt lên trên sự nổi tiếng của nó ở Nhật Bản, Hokusai  đã giúp xác định hình ảnh của Nhật Bản đối với phương Tây vào thế kỷ 19 khi vào năm 1831, một bác sĩ người Đức, Phillip Franz von Siebold, đã trích dẫn nhiều hình ảnh của nó trong  sách của mình: “Nippon: Archiv zur Beschreibung von Japon của ông”.

Hokusai là một đại diện tiêu biểu cho trường phái Japonisme

Nhiều du khách hiện nay vẫn đến thăm triển lãm Ukiyo-e ở Pháp. Với những ai yêu mỹ thuật, có lẽ không còn lạ gì với thuật ngữ Japonisme. Với người Nhật, đó là một thuật ngữ mà khi gọi tên đã cảm thấy tự hào. 1855, Nhật Bản mở cửa bước ra thế giới sau chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền Mạc Phủ. Một loạt vật phẩm văn hóa, thủ công mỹ nghệ, tác phẩm mỹ thuật được nhập cảng châu Âu, làm bùng nên nên một làn sóng “yêu/sính đồ Nhật”. Thuật ngữ Japonisme (chủ nghĩa Nhật Bản) ra đời vào năm 1872 ý chỉ sự ảnh hưởng này, đặc biệt trong hội họa. Trong đó, Ukiyo-e có vai trò rất quan trọng. Những bức tranh ukiyo-e về một thế giới phù du nổi trôi là cả một gợi ý “thế giới mới về cái đẹp” đối với các họa sĩ trẻ lúc bấy giờ. Nhiều người, bao gồm các họa sĩ như Degas, Monet và Van Gogh, nhà điêu khắc Rodin, và anh em nhà văn Goncourt, đã rất thích thú và ấn tượng trước những bức tranh ukiyo-e. Nói đến hoạ sĩ với dòng tranh ukiyo-e, Hokusai là một đại diện tiêu biểu.

Hokusai tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới trong tất cả các thể loại như thủ công, điêu khắc, âm nhạc, kiến ​​trúc, thời trang và thiết kế. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu về Hokusai thời trẻ, và cuộc đời của ông vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Do đó, Dự kiến vào ngày ngày 5 năm 2021, một bộ phim về Hokusai sẽ được ra mắt để người Nhật và thế giới hiểu hơn về ông.

Ánh Hiền

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map