日本での幸せライフレシピ
Thế nào là quy tắc ứng xử nơi công sở?
(職場でのマナー)
Chỉ khi biết rõ về quy tắc ứng xử nơi công sở, bạn mới trở thành một nhân viên thực thụ. Vì vậy , hãy thực hiện quy tắc thật nghiêm túc ngay từ những ngày đầu nhé.
Quy tắc ứng xử là kiến thức, thế giới quan, tính quyết đoán mà nhân viên cần phải có. Trong cuộc sống hàng ngày, có những quy ước và phong tục buộc ta phải tuân thủ. Những quy ước và phong tục này được gọi chung là quy tắc ứng xử. Các quy tắc này bao gồm cả các phép tắc được giáo dục trong gia đình. Nơi công sở cũng giống như vậy.
Trong môi trường phải tiếp xúc với nhiều kiểu người, từ cấp trên đồng nghiệp cho đến đối tác kinh doanh, quy tắc ứng xử là điều không thể thiếu. Trong kinh doanh người ta gọi quy tắc ứng xử chung là “nền tảng để những người cách biệt về tuổi tác, giới tính, đơn vị xã hội có thể lấp đầy những khoảng cách ấy để làm việc cùng nhau.”
Nếu nắm vững những nguyên tắc ứng xử cơ bản và trau dồi lối giao tiếp đúng đắn trong kinh doanh, bạn có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người. Ngược lại, nếu không biết các quy tắc ấy, sẽ có lúc bạn phải đỏ mặt xấu hổ và khiển trách “ Đến việc ấy mà cũng không biết sao ?” Thậm chí, tồi tệ hơn, điều gây hại cho công ty,khiến đối tác khó chịu và mối quan hệ chung trở nên tồi tệ.
Tuy nhiên quy tắc ứng xử của nhóm này thì không phù hợp với quy tắc ứng xử của nhóm khác.
Chẳng hạn bạn có thể thoải mái đặt điện thoại lên bàn và ra ngoài uống nước cùng bạn bè. Nhưng trong cuộc họp đàm phán kinh doanh, hành động này là sai lầm vì đối tác có thể khó chịu về điều đó. Đây chính là điểm trừ trong quá trình đàm phán, đúng không?
Khi trở thành thành viên của công ty, việc học hỏi kiến thức cơ bản và những quy tắc bắt buộc là điều quan trọng
Muốn việc học diễn ra nhanh chóng bạn cần thành thật hỏi những điều mình chưa biết để được chỉ dạy và nghiêm túc học hỏi từ hành động đến lời nói của các đồng nghiệp xung quanh. Hãy tiếp cận với tinh thần cởi mở và cầu tiến nhé.
Cơ sở cho cách suy nghĩ cũng như hành vi ứng xử của một nhân viên chính là: “Không khiến đối phương khó chịu” hay “Tôn trọng, đặt mình vào vị trí của người kia để suy nghĩ”.
Với lối ứng xử công tư phân minh, không ngừng học hỏi những lễ nghi và quy tắc giao tiếp cơ bản trong kinh doanh, bạn có thể tự tin vào những hành động của mình trong vai trò một nhân viên trong công ty.
Quy tắc ứng xử mà một nhân viên cần có là gì?
Nhân viên là những người chịu trách nhiệm nhất định khi hành động và sinh hoạt trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp. Hãy cùng tôi tìm hiểu về khác biệt co bản giữa học sinh, sinh viên và một người đi làm để từ đó cất những bước đi đầu tiên với tư cách là một nhân viên công ty nhé.
Từ điển Kojien định nghĩa “quy tắc ứng xử” là “tri thức mà một người bình thường sở hữu, hoặc nên sở hữu”. Nắm vững quy tắc ứng xử cơ bản, đứng đắn là cơ sở để mọi người đánh giá bạn là một nhân viên xuất sắc hay không.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa bạn – một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, một nhân viên mới vào công ty và một tiền bối trong nghề là không nhỏ. Điều quan trọng lúc này là nhanh chóng lý giải sự khác biệt giữa bạn và những người đi trước để nâng cao ý thức tự giác học hỏi .
Khi đã nắm vững quy tắc ứng xử chung bạn sẽ suy nghĩ cẩn trọng hơn trước khi hành động: “Mình làm việc này để làm gì?” hay “Bây giờ mình có thể làm gì cho đối phương?”, mà không chỉ làm việc được giao như một cái máy. Tương lai, bạn có thể trở thành “Nhân lực tài ba” không thể thiếu với công ty như sơ đồ biểu thị dưới đây.
Cùng trở thành “Nhân lực tài ba” nào! Bốn kiểu nhân lực
【Nhân lực】
– Người có tài năng,làm được việc
– Mặc dù chưa có thành tích cụ thể,nhưng có thể kỳ vọng vào khả năng phát triển
– Là người chỉ làm những việc được giao
【Nhân lực tài ba】
– Có thành tích thực tế, là người có thể kỳ vọng vào khả năng phát triển.
– Có tính cách chủ động, cố gắng tự mình vươn lên.
– Là người không thể thiếu với doanh nghiệp và tập thể
【Nhân lực vô dụng】
– Không có thành tích thực tế, không có khả năng phát triển
– Là người lặp đi lặp lại sai lầm và thất bại, không mang lại lợi ích cho tập thể
– Đạo đức kém.
【Nhân lực thụ động】
– Mặc dù có thành tích thực tế nhưng không thể kỳ vọng vào khả năng phát triển trong tương lai
– Không có tinh thần cầu tiến
– Là người chỉ đơn giản làm theo công việc được giao
Sáu ý thức cần thiết để trở thành nhân viên thực thụ
1. Ý thức trách nhiệm
Khi có ý thức trách nhiệm và nỗ lực với công việc, bạn có thể tự suy nghĩ phương pháp nâng cao liệu quả công việc .
2. Ý thức hợp tác
Ý thức bản than là một thành viên của tập thể, coi trọng tinh thần làm việc nhóm.
3. Ý thức an toàn
Cẩn trọng khi làm việc để tránh xảy ra sự cố hay mắc lỗi. Để làm được điều đó thì việc giữ giàn sức khỏe của bản than là vô cùng quan trọng.
4. Ý thức về sự tiết kiệm
Một trong những lỗi sai trong công việc là lãng phí chi phí và công việc thật thông minh và sử dụng thời gian hiệu quả nhé. Nhân viên mới có thể được các đồng nghiệp đi trước chỉ dạy, nhưng chú ý đừng lãng phí thời gian của họ.
5. Ý thức cải tiến
Trong quá trình làm việc, nếu bạn có ý thức suy nghĩ về cách cải thiện những điểm chưa hợp lý hay nâng cấp một phần công việc của mình thì đó chính là cách bạn tự trưởng thành.
6. Ý thức biết ơn khách hàng
Đó là ý thức biết ơn, luôn coi trọng khách hàng. Không chỉ là “khách hàng bên ngoài” mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty mà còn là “khách hàng bên trong” – những người đồng nghiệp cùng ta làm việc.