日本での幸せライフレシピ
Tham quan Nhà vệ sinh lâu đời nhất Nhật Bản: “Nhà vệ sinh Nippon” của Maritomo
(日本最古のトイレを訪ねる:
マリトモの「日本のトイレ」)
Tham qua nhà vệ sinh lâu đời nhất Nhật Bản ở chùa Tofukuji
Một trong những điều ấn tượng để lại cho nhiều du khách khi đến Nhật là “nhà vệ sinh” được sử dụng trong thời gian lưu trú. Sự cân nhắc tinh tế và việc sử dùng công nghệ cao của người Nhật đã tạo ra một không gian rất thoải mái cho người dùng. Vậy thì, để tạo ra được dịch vụ hoàn hảo như bây giờ, lịch sử hình thành nhà vệ sinh của Nhật Bản diễn ra như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau.
Lịch sử nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh lâu đời nhất trên thế giới được tìm thấy trong tàn tích của Tell Asmar, một thành phố được xây dựng dưới triều đại Akkad của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại (Iraq ngày nay). Đó là một loại ghế đẩu được làm bằng gạch có hình dạng như một chiếc ghế, và mặc dù được làm vào khoảng năm 2200 trước Công nguyên, nó có thể giặt được.
Dựa theo kết quả phân tích bùn ở thung lũng gần địa điểm Miuchi Maruyama ở tỉnh Aomori, người ta ước tính rằng ở Nhật Bản, từ đầu thời kỳ Jomon cách đây khoảng 5.500 năm, hành vi đào thải của con người đã được quyết định tại một địa điểm cố định. Vậy thì, nhà vệ sinh lâu đời nhất ở Nhật Bản nằm ở đâu? Điểm đến là chùa Tofukuji, nơi ngắm lá thu nổi tiếng ở Kyoto. Ở phía nam của ngôi chùa Zen, có một tòa nhà lớn tên là Đông ti (東司), 35 mét theo hướng Bắc Nam và 14 mét Đông Tây. Đó là nhà vệ sinh dành cho chư tăng thuộc thiền viện của phái Thiền tông.
Đông ti là một công trình kiến trúc bằng gỗ khổng lồ có chiều cao khoảng 30m x 10m x 10m, khá rộng và trang nghiêm. Bên trong tòa nhà Đông ti là các lỗ được xếp thành hàng. Do có số lượng nhiều và kích thước rộng, nên còn được gọi là “bách tuyết ẩn (百雪隠) , tức là nơi mà 100 người có thể đi vệ sinh cùng một lúc.Hiện nay, Bách tuyết ẩn được công nhận là tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia, là nhà vệ sinh lâu đời nhất của Nhật Bản được xây dựng vào đầu thời kỳ Muromachi. Để được tham quan không gian có ý nghĩa lịch sử này cần phải có sự cho phép đặc biệt của ban quản lý.
Đặc biệt, thuở xưa, phân của các nhà sư còn được dùng làm phân bón cho những cánh đồng trong khuôn viên chùa. Nó cũng là một nguồn thu nhập quý giá của ngôi đền bằng cách bán nó cho những người nông dân trồng rau ở Kyoto gần đó. Sở dĩ có được điều này, với phái Thiền tông, việc đi vệ sinh cũng là một cách hành thiền quan trọng. Không chỉ khi toạ thiền, mà mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của bạn đều là thực hành, và khi ngồi xuống, bạn cũng thiền, khi đi bộ, bạn cũng thiền. Đông ti là một trong những công trình kiến trúc quan trọng cần phải có trong một hệ thống kiến trúc gọi là Thất đường già lam (七堂伽藍). Trong đó, thiền đường (禅堂 – nơi hành thiền), dục thất (nhà tắm) và đông ti (東司 – nhà vệ sinh) còn được gọi là Tam mặc đường. Khi vào 3 nơi này, tuyệt đối không được cười nói, vì thế gọi là Tam mặc đường (3 khu vực im lặng). Nếu có dịp hãy tham quan địa điểm thú vị này nhé.
Ánh Hiền
Ảnh: https://services.osakagas.co.jp/portalc/contents-2/pc/tantei/1274923_38851.html