日本での幸せライフレシピ
Tầm quan trọng của việc sử dụng Kính ngữ
(敬語の大切さ)
Người Nhật thấy rất khó sử dụng thành thạo kính ngữ. Tuy nhiên, nếu có ý thức luyện tập, ai cũng có thể sử dụng thành thạo. Hãy cùng học về cấu tạo, quy tắc và những điều cấm kỵ nhé
Công việc sẽ thuận lợi hơn nếu bạn sử dụng kính ngữ khi nói chuyện
Trong tiếng Nhật, kính ngữ là từ ngữ thể hiện sự tôn kính đối phương. Nơi công sở, cần sử dụng kính ngữ đúng đắn để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người như cấp trên, tiền bối, đối tác, khách hàng.
Khi được trả lời bằng kính ngữ, đối phương sẽ có thiện cảm “Người này rất tôn trọng và suy nghĩ cho mình. Thật là vui” việc này có quan hệ trực tiếp tới thành quả bạn sẽ đạt được.
Nói tóm lại, kinh ngữ là yếu tố không thể thiếu trong giao tiếp.
Có không ít người khổ sở vì không biết dung kính ngữ, tuy nhiên, nếu nắm vững kiến thức cơ bản và luyện tập, chắc chắn bạn có thể sử dụng thành thạo.
Ban đầu, hiển nhiên ai cũng thấy là bối rối và phức tạp. Tuy nhiên, hãy thay đổi suy nghĩ, đừng sợ thất bại và cùng luyện tập cho đến khi có thể nói chuyện tự nhiên bằng kính ngữ nhé.
Nếu có ý thức tự giác học kiến thức cơ bản, bạn có thể hiểu rõ về kính ngữ. Kính ngữ sẽ nâng cao giá trị của bạn, nếu có thể sử dụng thành thạo kính ngữ, bạn sẽ cảm giác bản thân đã thực sự trưởng thành. Nhờ thế, cảm giác yên tâm, cảm giác tin tưởng mà đối phương dành cho bạn cũng từ đó mà tăng lên.
Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia thành ba loại lớn, đó là “Tôn kính”, “Khiêm nhường”, “Lịch sự”. Tùy theo vị thể, vai trò, hoàn cành, một trong ba loại kính ngữ này sẽ được sử dụng.
Ở phần sau tôi sẽ tổng hợp cấu tạo, quy tắc, cách sử dụng sai của kính ngữ mà một nhân viên công sở phải nắm rõ. Bạn hãy đọc thật kỹ nhé.
Nếu sử dụng kính ngữ, bạn không chỉ thể hiện lòng tôn kính với đối phương, mà còn có thể thay đổi tâm trạng của bản thân hay bối cảnh hiện tại.
Chẳng hạn, đại diên công ty đối tác là bạn thân của bạn.
Cuộc họp sẽ diễn ra từ đầu giờ chiều nên trước đó hai người cùng đi ăn trưa. Lúc này, hai người vẫn nói chuyện thân thiết, không khí rất sôi nổi.
Tuy nhiên, khi đã bước vào cuộc họp, bạn hãy chuyển sang sử dụng kính ngữ bởi vì đây là cuộc đàm phán kinh doanh, Đồng thời nhờ vậy, bạn có thể chuyển đối ý thức của bản thân và đối phương một cách tự nhiên.
Trước tiên, hãy cùng học cách sử dụng cơ bản nhé.
Cùng học kính ngữ nhé
Điều quan trọng trong quá trình kính ngữ là loại bỏ suy nghĩ tiêu cực về bản thân và ý thức tôn trọng đối phương. Sau đó, bạn hãy áp dụng các quy tắc và cấu tạo cơ bản, chắc chắn những rắc rối trong công việc kinh doanh sẽ không còn. Bây giờ, hãy cùng học các kiến thức cơ bản về kính ngữ thật nghiêm túc nhé!
Cấu tạo cơ bản của kính ngữ
Trong tiếng Nhật, kính ngữ được phân thành ba loại lớn: “Tôn kính”, “Khiêm nhường”, “Lịch sự”. (Từ năm 2007, Hội đồng Văn hóa Nhật Bản quyết định chia kính ngữ thành năm loại, tuy nhiên tại cuốn sách này, tôi sẽ chia thành ba loại giống như cách làm phổ biến trong hệ thống giáo dục Nhật Bản .)
Ngoài ra, từ “đối phương” cách sử dụng trong các câu văn giải thích dưới đây để chỉ người có cấp bậc cao hơn, người ngoài công ty, người lần đầu tiên gặp mặt…
“Tôn kính”
Là từ ngữ thể hiện sự kính trọng với đối phương, trân trọng hành động của đối phương , đồ vật mà đối phương sở hữu.
Là cách nói thể hiện thành ý với người có vị thế cao hơn mình.
“Khiêm nhường”
Là từ ngữ thể hiện sự kính trọng bằng cách hạ thấp bản thân để khiến đối phương ở vị thế cao hơn mình.
Được dung khi trò chuyện với những người lớn tuổi trong gia đình và khách hàng trong công ty.
“Lịch sự”
Thể hiện thành ý bằng cách sử dụng các từ ngữ có đi kèm nguồn gốc thể hiện sự lịch sự.
Thể hiện thành ý bằng cách thêm từ chỉ sự tôn kính vào trước danh từ để mỹ hóa sự vật sự việc đó.
Cấu tạo cơ bản của kính ngữ
Cấu tạo cơ bản của kính ngữ trong tiếng Nhật là thêm phụ tố vào động từ theo cách thức nhất định, hay còn gọi là “cấu tạo kết nối”
“Tôn kính”
– Dạng: “Xin mời + Động từ” (Ví dụ: Xin mời quý khách vào, xin mời khách ngồi)
– Dạng: “Xin hãy + Động từ + giúp tôi” (Ví dụ: Xin hãy chỉ ra giúp tôi)
– Dạng: “Động từ + ạ” (Ví dụ: Quý khách nói đi ạ)
“Khiêm nhường”
– Dạng: “Xin phép được + động từ” (Ví dụ: Em xin phép được nói, em xin phép được giới thiệu, em xin phép được báo cáo)
– Dạng: “Xin được + động từ” (Ví dụ: Em xin liên lạc sau)
– Dạng: “ Em xin mạn phép + động từ” (Ví dụ: Em xin phép sử dụng)
“Cách sử dụng sai”
●Hai tầng kính ngữ
“Trong một câu chỉ sử dụng một kính ngữ”. Có người vì muốn quá muốn sự thể hiện sự tôn kính nên sử dụng chồng chéo kính ngữ, điều này được gọi là “hai tầng kính ngữ” và là cách sử dụng sai. Bạn hãy chú ý nhé.
●Lẫn lộn giữa tôn kính và khiêm nhường
Cách sử dụng lẫn lộn giữa tôn kính (cho người lớn tuổi, đáng kính hơn) và khiêm nhường (sử dụng cho bản thân) hay ngược lại là cách cấu tạo sai. Phải luôn chú ý bạn đang nói về bản thân hay đối phương.