日本での幸せライフレシピ
Tại sao Nhật Bản lại được chọn là nơi đăng cai Thế vận hội 2020?
(何故日本はオリンピック2020開催国として選ばれたか?)
Đại hội đồng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), được tổ chức tại Buenos Aires, Argentina vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, đã bầu Tokyo là thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 32 vào năm 2020. Khoảng 2.000 người đã tập trung chờ đợi kết quả bỏ phiếu tại nhà thi đấu, nơi đội bóng chuyền nữ của Nhật Bản đoạt giải Thế vận hội OlympicTokyo năm 1964, đã hò reo vui mừng với niềm vui khó tả. Đây là lần thứ hai sau 56 năm, Tokyo là thành phố được chọn là nơi đăng cai Thế vận hội kể từ năm 1964, sau khi đánh bại các thành phố đối thủ là Istanbul và Madrid. Vậy thì, tại sao Nhật Bản lại được chọn là nơi đăng cai Thế vận hội 2020?
Lý do tại sao Tokyo được chọn không chỉ nằm ở yếu tố thành công của hoạt động đấu thầu của Nhật Bản, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tình hình quốc tế, chính trị và kinh tế của mỗi quốc gia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha.
Tiêu chí quan trọng nhất là an toàn và an ninh
Trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Đại hội đồng IOC, Tokyo đứng đầu danh sách với 42 phiếu, trong khi đó Madrid và Istanbul xếp ngang bằng nhau với 26 phiếu bầu. Vì vẫn chưa đạt được số phiếu đa số cần thiết cho quyết định, IOC tổ chức bỏ phiếu lại cho 2 thành phố Madrid và Istanbul; kết quả Istanbul được 49 phiếu, Madrid được 45 phiếu, và Madrid thua. Trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng với Istanbul, Tokyo dẫn đầu với 60 phiếu bầu và Istanbul được 36 phiếu bầu.
Theo các thành viên IOC, tiêu chí hàng đầu cho cuộc bỏ phiếu lần này là vấn đề an toàn và an ninh. Istanbul là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, miền đất giao thoa hai bên hai bờ Âu-Á, nơi quy tụ nhiều nền văn hóa và văn minh và kết nối châu Á và châu Âu, tuy nhiên lại giáp ranh với Syria, quá gần với cuộc xung đột Trung Đông.
Trong khi đó, Craig Reedy, Chủ tịch Ủy ban Đánh giá IOC lại bày tỏ sự lo ngại về tình trạng kinh tế Tây Ban Nha ảnh hưởng đến việc tổ chức Thế vận hội của Madrid. Ông nói: “Tôi nghĩ nền kinh tế là một nhân tố lớn.”
Sức mạnh đến từ tỉ lệ ủng hộ từ người dân
Không giống như những quốc gia khác, việc đăng cai Thế vận hội không vấp phải sự phản đối có hệ thống đáng kể nào ở Nhật Bản. Tính đến năm 2012, tỷ lệ chấp thuận ở Nhật vẫn ở mức dưới 50%. Để nâng cao xếp hạng phê duyệt, các nhà thầu đã phân phát huy hiệu Olympic, tạo nhiều tờ rơi, lập kế hoạch tài trợ và sự kiện, đồng thời phỏng vấn trực tuyến các nhà lãnh đạo từ các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, các nhà thầu còn đều đặn tổ chức các hoạt động PR khác nhau như các hoạt động hỗ trợ đấu thầu cho Thế vận hội tại các cuộc họp kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp, hội đồng thành phố, hội đồng phường. Chính quá trình các hoạt động hỗ trợ này đã trở thành chất xúc tác giúp đoàn kết vững chắc tâm trí người Nhật, làm tăng số lượng người muốn tổ chức Thế vận hội. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2013, tỉ lệ ủng hộ là hơn 90%. Theo giáo sư Kazuo Ogura, việc khắc phục điểm bởi tỉ lệ ủng hộ thấp của người dân đối với việc đăng cai Thế vận hội là là một trong những yếu tố làm nên chiến thắng trong hồ sơ nhà thầu.
Dùng sức mạnh của thể thao để tái thiết sau thảm họa
Tokyo được đánh giá là có lợi thế áp đảo so với đối thủ về tiềm lực kinh tế, ổn định về mặt an ninh nhưng có người cho rằng quyết định chọn Tokyo vẫn gây bất ngờ vì tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra sau trận động đất và sóng thần Sendai 2011. Chính sự cố tai nạn của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã phủ bóng đen lên sức hút của Thế vận hội ở Tokyo. Vấn đề ô nhiễm carbon phóng xạ trong nguồn nước cũng được các phương tiện báo chí ngoài nước đưa tin rầm rộ. Đáp lại, Cựu Thủ tướng Abe phát biểu trước các thành viên IOC , “Tình hình đang trong tầm kiểm soát. Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép nó gây thiệt hại cho Tokyo”, ông nói.
Từ những bất lợi và thách thức, các nhà đấu thầu Nhật Bản đã làm rõ mối liên hệ giữa việc tái thiết từ trận Động đất ở Đông Nhật Bản 2011 và Thế vận hội Olympic trong hồ sơ đấu thầu của mình. Đặc biệt, họ đã không ngừng kêu gọi quốc tế rằng, Nhật Bản có thể sử dụng sức mạnh của thể thao trong quá trình hồi phục sau thảm họa; việc chuẩn bị, tổ chức Thế vận hội cũng là một trong những đường hướng chính sách hướng tới mục tiêu tái thiết sau ba lần hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân năm 2011.
Đại hội đồng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) năm 2013 đã quyết định chọn Tokyo là nơi đăng cai Thế vận hội vào năm 2020, nhưng Nhật Bản đã chuẩn bị các hoạt động đấu thầu vào năm 2005, cách đây 15 năm. Giờ đây, thế vận hội 2020 đã bị tạm hoãn do bệnh dịch Corona chủng mới. Chi phí bổ sung liên quan đến việc trì hoãn dự kiến lên tới vài trăm tỷ yên, làm tăng gánh nặng cho Tokyo và chính phủ quốc gia Nhật Bản. Thế giới thể thao có thể đóng vai trò gì và đóng góp gì cho người dân bằng cách đánh một lượng lớn thuế và tổ chức Thế vận hội trong khi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân? Chủ tịch Takeda, cựu Chủ tịch Ủy ban Olympic Nhật Bản (JOC), nhấn mạnh một trong những lí do là, “để thúc đẩy phong trào Olympic và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế”, và “mong muốn mang lại sự tự tin và tự hào cho con trẻ mà thế hệ trước đã đạt được tại Thế vận hội Tokyo 1964 trong thế kỷ 21”.
Ánh Hiền
Bài viết có sự tham khảo các nguồn sau:
https://jp.wsj.com/articles/SB10001424127887323438704579061360879123976
https://www.nippon.com/ja/column/g00128/
http://www.asahi.com/special/2020hostcity/articles/TKY201309080141.html
https://mainichi.jp/articles/20200330/k00/00m/050/192000c