A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Tại sao múa lân lan rộng ở Nhật Bản, nơi sư tử không sinh sống?
(ライオンが住んでいないのに、なぜ獅子舞は日本で流行ったか)

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm thời thơ ấu với múa Lân, ông Địa trong tiếng trống dập dìu vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Khi tìm hiểu về văn hoá người Nhật, điều làm mình khá bất ngờ là, múa lân (獅子舞) cũng rất quen thuộc với văn hoá Nhật Bản. Múa lân được xem là một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống phổ biến nhất ở Nhật Bản. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào những năm 2000, múa lân được biểu diễn ở khoảng 8.000 khu vực ở các lễ hội và các sự kiện khác nhau với mục đích xua đuổi ma quỷ và cầu mong một mùa màng bội thu.

Tuy nhiên, mặc dù múa lân quá quen thuộc với người Nhật, nhưng mô-típ sư tử, vốn là là con vật không sống ở Nhật Bản. Vậy, tại sao múa lân lại ran rộng ở Nhật, nơi sư tử không sinh sống? Mời bạn tìm hiểu bài viết sau.

Múa lân trong tiếng Nhật gọi là shishimai, Hán tự là sư tử vũ (獅子舞). Nhưng sư tử trong múa lân là một sinh vật huyền thoại giống với con sư tử. Đó là những chú “sư tử” có dáng vẻ gồ ghề, răng nanh sắc nhọn để xua tan phiền toái, di chuyển dữ dội, tương tự như đặc tính hung dữ của sư tử, vua của các loài thú.

Nguồn gốc của múa lân trên cột đá là ở Ấn Độ?

Theo văn hoá cổ đại, sư tử tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, là một linh thú có sức mạnh tinh thần mạnh mẽ. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của múa lân du nhập vào Nhật Bản, giả thuyết phổ biến nhất là thuyết sư tử gắn liền với Phật giáo ở Ấn Độ.

Vua Asoka (304-232 trước công nguyên) là một vị vua Ấn Độ, thường mở những cuộc chinh phạt để mở mang bờ cõi. Sau một cuộc chiến làm tổn hao sinh lực, khiến 100000 người bị giết và hàng ngàn người khác bị tương, ý thức được về sự tàn bạo và vô lý của chiến tranh, ông đã bắt đầu truyền bá Phật Giáo vào Ấn Độ. Nhà vua cho lập các bia đá và ghi vào đó những chủ trương của nhà vua, trong đó cột đá này có khắc hình sư tử, và được xem là di khảo cổ cổ nhất về sư tử. Sư tử trong Phật giáo, biểu tượng cho những nền tảng căn bản của Phật pháp là chân lý, hoà bình, lòng khoan dung và lòng từ bi.

Múa lân xuất phát từ Trung Quốc

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng sư tử Ấn Độ đã được du nhập vào Trung Quốc thông qua Con đường tơ lụa và được đưa vào vũ điệu. Vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, thời Hán Vũ Đế, có ghi chép rằng về sự xuất hiện của sư tử trong cung điện; sau đó, cũng có nhiều ghi chép về múa lân xuất hiện trong văn học Trung Quốc.

Du nhập vào Nhật Bản cùng với Phật giáo

Vì Phật giáo Nhật Bản được du nhập từ bán Đảo Triều Tiên, khi Phật Giáo truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Triều Tiên, múa lân cũng được truyền sang Nhật Bản. Theo cuốn sách sử lâu đời nhất của bán đảo Triều Tiên (Tam quốc sử kí/三国史記), múa lân được giới thiệu lần đầu vào năm 612, bởi một nhân vật có tên là Mimaji (thuộc vương quốc Bách Tế trên bán đảo Triều Tiên). Điệu múa lân mà Mimaji đã truyền dạy là điệu múa dành cho trẻ em trên một sân khấu lộ thiên ở đền Sakurai ở Nara (hiện là địa điểm của đền Toyoura trước đây).

Múa sư tử xuất hiện đằng sau lịch sử tôn giáo Nhật Bản

Sự lan rộng của múa lân từ Nara đến khắp vùng của Nhật có liên quan đến một số sự kiện lớn trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản. Trước hết là sự kiện khánh thành Đại Phật của chùa Todaiji vào năm 752. Vào thời điểm này, có tới 2,6 triệu người – hơn một nửa dân số tỉnh Nara – đã tham gia xây dựng Đại Phật chiếm hơn nữa, nếu quy đổi sang tiền Yên bây giờ chi phí của nó mất tới 465,7 tỷ Yên. Sau 9 năm thực hiện, Đại Phật đã hoàn thành thành công. Trong buổi lễ khánh thành, với hơn 10.000 đại biểu từ khắp mọi miền đất nước, đã có buổi trình diễn múa lân được thực hiện trên quy mô lớn, tạo ra tiếng vang đến những vùng đất khác. Mặt sư tử được sử dụng vào thời điểm này hiện được lưu trữ tại Shokurain (正倉院) ở tỉnh Nara.

Đến giữa thế kỷ 10 của thời đại Heian, tình hình chính trị xã hội bắt đầu xáo trộn khiến dân chúng cảm thấy bất an, nhiều người tìm đến đạo Phật để được giải thoát và thanh thản. Khi Phật giáo bắt đầu thâm nhập vào dân chúng, xảy ra tình trạng xung đột với Thần đạo, một tôn giáo cổ của Nhật Bản. Để dung hoà điều này, nhiều nhà sư đã vận động xây dựng chùa Jingu-ji – ngôi chùa kết hợp giữa Phật Giáo và Thần đạo trên toàn quốc. Ngoài ra, để truyền bá đạo Phật ra dân chúng, nhiều nhà sư vừa đi bộ vừa đọc kinh (hành đạo) đầu mang mặt nạ hình sư tử bằng gỗ. Hình tượng về đầu lân (đầu sư tử) được cho là lan rộng khắp dân chúng kể từ đó.

Sau thời đại Muromachi, nghệ thuật biểu diễn – nguyên mẫu của múa lân ngày nay – đã ra đời, được gọi là Ise-daikagura (伊勢大神楽). Ise Jingulà một ngôi đền nổi tiếng nằm thành phố Ise, tỉnh Mie được nhiều người tham bái để cầu mong may mắn và hạnh phúc. Trong tiếng Nhật, người chăm lo việc ăn ở, sinh hoạt của những người tham bái đền Ise được gọi là ngự sư (御師). Đối với những ai không thể đến thăm đền Ise, các ngự sư đi từng nhà ở phát các hóa đơn của Ise Jingu đến từng nhà ở Danaba, phát các lá trát của đền Ise, biểu diễn múa lân để cầu chúc bình an cho các gia đình. Việc trình diễn múa lân này gọi là Ise-daikagura.

Vào thời kỳ Edo, khi tình hình kinh tế xã hội được ổn định và phát triển, kéo theo sự phát triển của nhu cầu du lịch tâm lin, đền Ise là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Ước tính vào những mùa cao điểm có đến 4 triệu người tham bái đền Ise hàng năm. Có thể nói, múa lân đã lan tỏa ra khắp dân chúng cùng với sức lan tỏa việc tham bái đền Ise trong giai đoạn này.

Múa lân ngày nay hầu như đều có mặt và phổ biến ở các nước theo Phật Giáo hoặc ở những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Quốc. Riêng với xứ sở hoa anh đào, múa lân là hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian được phát triển bởi Phật giáo và Thần đạo, có bề dày lịch sử rất lâu đời và sâu sắc.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map