A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Nhiều người thường nghĩ người Nhật không theo tôn giáo? Thực tế thì như thế nào?
(日本は無宗教の国?)

Năm 1996, học giả tôn giáo Ama Toshimaro đã xuất bản một cuốn sách có tên gọi “Tại sao người Nhật không theo tôn giáo”. Khi dịch sang tiếng Anh và tiếng Hàn đã thu hút rất nhiều chú ý từ trong và ngoài nước. Theo ông Ama, người Nhật được cho là không tôn giáo, nhưng đó có thể là do họ được so sánh với “tôn giáo giáo phái (創唱宗教)”. Tôn giáo giáo phái là khái niệm chỉ một tôn giáo có một giáo tổ cụ thể và giáo lý rõ ràng. Cơ đốc giáo có Chúa Giê-xu Christ, Phật giáo có Phật Gotama, và đạo Hồi có Muhammad. Mặt khác, Ấn Độ giáo và Thần đạo thì không có giáo tổ cụ thể nào. Hơn nữa, tín ngưỡng dân gian cũng không có giáo tổ cụ thể, được thực hành một cách tự nhiên bởi những người vô danh.

Dù vaayh, tôn giáo Nhật Bản bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tôn giáo giáo phái. Phật giáo, du nhập vào thế kỷ thứ 6, là tôn giáo có ảnh hưởng nhất cho đến giữa thế kỷ 19. Nhiều người Nhật vẫn tổ chức tang lễ theo phong cách Phật giáo hoặc làm quen với các bức tượng Phật giáo, và một số người có thể phân biệt giữa Phật A Di Đà, Bồ tát quan âm và Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Việc người dân đến viếng mộ hàng năm, chắp tay trước mộ là một cách biểu hiện thờ Phật.

Từ nửa sau của thế kỷ 19, tôn giáo Nhật chịu nhiều ảnh hưởng bởi Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, mặc dù ảnh hưởng văn hóa của Cơ đốc giáo thông qua trường học và học thuật là lớn, Cơ đốc giáo với tư cách là một nhóm tôn giáo chỉ chiếm khoảng 1% tổng dân số Nhật Bản. Cho đến giữa thế kỷ 19, Thần đạo hoàn toàn không thể tách rời khỏi Phật giáo, và bị ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo.

Niềm tin của người Nhật dựa trên tôn giáo tự nhiên

Tuy nhiên, mặc dù ảnh hưởng của tôn giáo giáo phái có thể tồn tại ở một mức độ nào đó như đã đề cập ở trên, ông Ama nói rằng cơ sở của tín ngưỡng Nhật Bản nói chung là tôn giáo tự nhiên. Người ta thờ thần đất và thần nhà, nhưng giáo lý thường kém phát triển. Thần đạo theo nghĩa rộng được xem là không phải là tôn giáo hoặc chỉ là tín ngưỡng dân gian. Vì vậy, khi gặp một tôn giáo giáo phái mạnh, nhiều người Nhật nghĩ rằng họ không quen thuộc với tôn giáo giáo phái. Đó là lý do tại sao nhiều người Nhật tự cho mình là “vô tôn giáo” với nghĩa là họ không tin vào “tôn giáo” (tôn giáo giáo phái) theo nghĩa hẹp.

Ngoài ra, ông Ama giải thích sự tồn tại của “tôn giáo tự nhiên”, không phải lúc nào cũng là tôn giáo lỗi thời. Cũng có ý kiến ​​cho rằng bản thân tôn giáo tự nhiên đã là một tôn giáo từ thời người nguyên thủy, và đó là tôn giáo giáo phái ra đời vào giai đoạn xã hội đã phát triển và có trí tuệ siêu phàm hơn tôn giáo giáo phái. Có thể nói Thần đạo của Nhật Bản là một tôn giáo gần với tôn giáo tự nhiên. Ở Nhật Bản, tôn giáo tự nhiên là tôn giáo có trước khi Phật giáo ra đời.

Nho giáo là “một loại tôn giáo”

Từ một góc độ khác, có thể lưu ý rằng ngay cả những người Nhật Bản không quen với “tôn giáo” bản thân họ cũng đã quen với “một cái gì đó giống như tôn giáo” theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như là Nho giáo. Người Nhật coi trọng rất lễ nghĩa. Người Nhật cúi chào mọi người, được cho là phần lớn chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ngoài ra, người Nhật cũng rất chú trọng sử dụng kính ngữ. Ngay cả ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên đại học, cách nói dành cho đàn anh và cách nói dành cho đàn em cũng rất khác nhau, vì họ coi trọng việc “trật tự của thứ bậc và tuổi tác”. Việc coi trọng lòng biết ơn đối với người đã khuất cũng là một đặc điểm của Nho giáo. Ông cho rằng, ma chay và viếng mộ là một phần của Phật giáo, nhưng thực tế có thể nói bị ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo có phải là “đạo” hay không phụ thuộc vào việc nó được định nghĩa như thế nào là “đạo”, và còn tùy thuộc vào việc coi trọng “sinh mệnh” của “trời”, sự liên tục của đời sống được truyền từ tổ tiên cho con cháu, và lễ nghi như thế nào. Ở Đông Á, từ “đạo” được xem như là một từ để chỉ “tôn giáo” (từ có nguồn gốc từ phương Tây). Đối với người Nhật trong thế kỷ 17 và 18, cả Phật giáo và Nho giáo đều dạy con người về “đạo”.

“Thần đạo quốc gia” lan truyền ở trường học

Có thể nói rằng rất nhiều “tôn giáo” ảnh hưởng đối với người Nhật. Ảnh hưởng nhất trong số đó có lẽ là “Thần đạo quốc gia.” Cho đến năm 1945, các trường học Nhật Bản rất coi trọng “sắc ngữ giáo dục (教育勅語)” được chính quyền Minh Trị ban hành. Đó là lời dạy thiêng liêng được truyền cho người dân vào năm 1890 bởi Hoàng đế Minh Trị lúc bấy giờ về tinh thần cơ bản của giáo dục. Sau đó, trường tiểu học trở thành nơi được hướng dẫn bởi những lời dạy thiêng liêng của Thiên hoàng. Từ đó, nhiều người Nhật đã quen với việc thờ cúng thần thoại. Anh tôn thờ Ise Jingu và Hoàng cung, đến thăm đền Yasukuni và Meiji Jingu. Đó được gọi là Thần đạo quốc gia. Mặc dù hiện nay, chủ trương “thần đạo quốc gia” đã không còn, nhưng ảnh hưởng của nó đến suy nghĩ của người Nhật vẫn còn. Vì vậy, rất khó để nhận thức rằng đó là một “tôn giáo” cụ thể theo nghĩa thông thường..

Quan điểm tôn giáo của người Nhật hiện đại

Trong những năm gần đây, từ samurai trở nên phổ biến hơn với thế giới, một phần do ảnh hưởng của bộ phim “Last Samurai” được ra mắt năm 2003 của Mỹ. Samurai chỉ một thế giới, nơi bạn chiến đấu cho cuộc sống của mình và sống mỗi ngày với quyết tâm rằng bạn có thể từ bỏ mạng sống của mình cho người chủ của mình. Một nhận thức thường xuyên suốt về cái chết là một yếu tố quan trọng. Mọi người bị cuốn hút mạnh mẽ vào hệ tư tưởng như vậy. Họ tìm kiếm manh mối về những gì họ đang sống, có vẻ như họ cảm thấy rằng có một chút gợi ý về lý tưởng, hành động của samurai. Theo cách này, có rất nhiều người Nhật Bản cảm thấy xa cách với tôn giáo, nhưng thực chất họ đã tham gia theo nhiều cách khác nhau với cái được gọi là “đạo”.

Tại sao nhiều người thường nghĩ người Nhật không theo tôn giáo? Lý giải cho câu trả lời này còn tùy thuộc vào một câu hỏi khác, thực tế thì thế nào được gọi là “tôn giáo”.

Ánh Hiền tổng hợp theo bài viết của giáo sư Thần học Shimazono Susumu đăng tải trên tạp chí Nippon

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map