日本での幸せライフレシピ
Nghỉ thai sản tại Nhật
(日本での産休)
Tên chính thức của chế độ nghỉ thai sản là 産前産後休業 (Sanzen sango kyugyo) – “nghỉ trước và sau khi sinh”. Đây là chế độ nghỉ phép đặc biệt được pháp luật Nhật Bản quy định (Luật Tiêu chuẩn Lao động) để lao động nữ có thể cân bằng giữa sinh con và làm việc. Nam cũng được nghỉ chăm con sau khi con chào đời nhưng nghỉ thai sản chỉ áp dụng đối với lao động là nữ.
Có hai hình thức nghỉ thai sản là “nghỉ thai sản trước khi sinh” và “nghỉ thai sản sau khi sinh”.
Theo luật, có thể nghỉ trước khi sinh 6 tuần kể từ ngày dự sinh và sau sinh có thể nghỉ 8 tuần sau khi sinh con. Ngoài ra, trường hợp sinh đôi, sinh ba (đa thai) thì có thể nghỉ trước ngày dự sinh 14 tuần.
Tuy nhiên, nghỉ trước sinh không phải là bắt buộc, điều này chỉ xảy ra có yêu cầu từ người lao động mang thai. Vì vậy, có thể tiếp tục làm việc cho đến gần ngày sinh con vì những lý do như “Tôi muốn đi làm thêm” hoặc “Tôi muốn nhận lương vững thay vì trợ cấp nghỉ thai sản”.
Không giống như nghỉ trước khi sinh, nghỉ sau khi sinh là nghĩa vụ bắt buộc bất kể chủ ý của người lao động.
Tuy nhiên, sau sinh 6 tuần, nếu người lao động có thể làm công việc với nhận định của bác sĩ là an toàn. Nói cách khác, người lao động phải nghỉ việc 6 tuần sau khi sinh nhưng có thể trở lại làm việc trong 2 tuần còn lại.
Unicef khuyến nghị các nước nên trao cho những người làm cha, mẹ thời gian nghỉ thai sản, chăm con bắt buộc là sáu tháng. Vậy so với thời gian khuyến nghị của Unicef thì Nhật Bản đang có số thời gian nghỉ ít hơn
Trong thời gian “nghỉ chăm con” này, công ty sẽ không trả lương cho mẹ, nhưng bù lại, nếu đạt đủ các yêu cầu về thời gian đi làm và đóng bảo hiểm lao động (雇用保険), các mẹ sẽ nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng tương đương với khoảng 50% lương trung bình tháng trước đây. Khoản tiền này gọi là 育児休業給付金(いくじきゅうぎょうきゅうふきん)
Tại Na Uy và Thuỵ Điển, hầu hết mọi người cha đều hưởng một số ngày nghỉ chăm con.
Tuy nhiên, khi tính đến việc nghỉ chăm con, thì Estonia là nước đứng đầu. Nơi này cho phép nam giới được nghỉ chăm con dài nhất mà vẫn được bảo đảm giữ được công ăn việc làm (85 tuần).
Tại một số nơi, thời gian nghỉ chăm con được cho khá hào phóng, nhưng tỷ lệ những người sử dụng tiêu chuẩn này lại thấp.
Nhật Bản cho phép các ông bố nghỉ 30 tuần vẫn được hưởng lương, tính đến nay là nơi cho nghỉ nhiều nhất trong số các nước được xem xét đến.
Tuy nhiên, chỉ có rất ít các ông bố (tỷ lệ 1 trên 20 người, theo số liệu năm 2019) thực sự sử dụng đến.