日本での幸せライフレシピ
Nghệ thuật dùng khăn gói quà Furoshiki – Một cây chuyện bắt đầu bằng việc gói một kho báu
(風呂敷の文化・宝物を包む話から)
Vào tháng 11 năm 2018, sự kiện “Furoshiki Paris” được tổ chức tại thủ đô Paris trong khuôn khổ dự án giao lưu văn hóa “Paris Tokyo Culture Tandem 2018” giữa Tokyo và Paris. Trong thời gian diễn ra sự kiện, một tấm vải Furoshiki khổng lồ màu đỏ xuất hiện trước Tòa thị chính Paris. Đây là một gian hàng triển lãm các furoshiki do các nghệ sĩ Nhật Bản và Pháp thiết kế đã được trưng bày trong nhà. Các bức tượng đá và tượng đồng trên tường của tòa thị chính cũng được quấn khăn furoshiki cầm túi furoshiki dưới cánh tay, tạo nên quang cảnh vô cùng thú vị, khiến nhiều người ấn tượng mạnh với khăn gói quà Furoshiki. Bạn có biết rằng, trước khi Furoshiki trở thành một món đồ gói quà đầy tính nghệ thuật như thế, câu chuyện của nó bắt đầu bằng việc gói một kho báu trong giới hoàng gia.
Lịch sử ra đời của Furoshiki
Ngày xưa, người Nhật dùng một tấm vải gọi là 平包み (hirazutsuki) để gói các đồ vật quý của hoàng gia Shosoin. Họ giả định các đồ vật để gói để tạo ra miếng vải gói thích hợp. Đó là một tấm vải có thể được quấn theo bất kỳ hình dạng nào, chẳng hạn như đồ dạng vuông, tròn, dài và có thể được sử dụng nhiều lần. Việc lưu tâm tạo ra tấm vải đa dụng, linh hoạt được ra đời từ đó.
Vào thời Muromachi, khi các daimyo được mời đến khu tắm nước nóng Oyuden (御湯殿 – Ngự Thang Điện) của tướng quân, để không nhầm trang phục khi cởi ra, các lãnh chúa bọc nó trong một tấm vải có gia huy hoặc đặt nó trên sàn nhà tắm (xông hơi). Trong thời kỳ Edo, khi nhà tắm công cộng là phổ biến, người Nhật thường dùng cái khăn để gói các vật dụng mang đi khi tắm công cộng. Ngoài ra, đó còn là cái khăn dùng để chứa đồ đã cởi hay khăn quấn lại để sửa soạn mặc đồ sau khi tắm xong. Miếng vải này được gọi là “furoshiki” (風呂敷), trong đó, furo nghĩa là bồn tắm, còn shiki nghĩa là tấm trải. Bằng cách này, furoshiki trở thành một vật dụng gia đình cho những người bình thường.
Hơn nữa, trong thời đại Genroku (1688-1704), nó đã trở thành một mặt hàng phải có cho những người bán hàng rong đi lại giữa các vùng nông thôn và Edo. Edo cũng là thời kì du lịch phát triển mạnh mẽ, chẳng hạn như ngắm hoa anh đào ở các điểm ngắm hoa nổi tiếng, đi hành hương đền Ise. Furoshiki được sử dụng đa dạng và phổ biến hơn trong việc gói ghém đồ cho một chuyến đi gần xa. Trẻ em thì dùng furoshiki để gói sách vở, mang chúng trên lưng như cặp sách và đi đến trường học.
Furoshiki đã xâm nhập vào cuộc sống của người Nhật theo cách này, nhưng vào thời Minh Trị, việc sử dụng nó thay đổi đáng kể. Furoshiki được sử dụng để biểu hiện sự lịch sự và trang trọng, trong các buổi nghi lễ, khi thăm đền thờ hay khi gửi đồ để chia buồn với họ hàng, bạn bè trong dịp tang lễ. Do đó, chất liệu và màu sắc, hoa văn được đa dạng hóa. Từ đời thường cho đến khi chia buồn, Furoshiki đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật.
Khi tặng một thứ gì đó cho ai đó, dù biết rằng nó sẽ lộ ra trước mắt sau đó, nhưng người Nhật lại nghĩ rằng: “Tôi muốn đưa món quà cho người kia một cách vô hình. hình thức.” Họ quấn nó trong nhiều lớp giấy, sau đó quấn khăn Furoshiki để tạo cảm giác độc đáo của nhận. Hành động “quấn lấy” là biểu hiện của sự tôn trọng đối phương. Do đó, có thời người Nhật thường xuyên mang theo giấy và furoshiki để dùng cho những dịp tặng quà hy hữu, nhưng thật đáng tiếc khi phong tục này đã giảm bớt. Có lẽ nhiều người sẽ có cảm giác như tôi mỗi khi nhìn gói quà được gói ghém cẩn thận bằng những tấm Furoshiki thật đẹp, cảm giác thật trang trọng và thanh nhã. Có lẽ người nhận nó cũng thấy như nhận được từ người cho cả một tấm lòng.
Ánh Hiền