A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Lục địa Châu Phi, nơi covid khó có thể quật ngã người dân
(アフリカではコロナが勝てない)

Dịch Covid-19 đang hoành hành ở khắp các lục địa và gần như ở mỗi quốc gia, song vẫn còn vài nơi trên thế giới chưa có một ca nhiễm virus corona nào.

Với dân số hơn 25 triệu người, cho tới giờ Triều Tiên là quốc gia lớn nhất chưa có ca nhiễm virus corona nào. Dù vậy, vẫn còn nhiều hoài nghi về tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rằng Triều Tiên đã ngăn chặn được virus corona.

Triều Tiên cho biết, chiến dịch chống virus của nước này là vấn đề của “sự tồn tại quốc gia”. Nước này đã chặn đi lại qua biên giới, cấm du khách, huy động hàng chục nghìn nhân viên y tế kiểm tra các chốt nhập cảnh, giám sát cư dân và cách ly những người có triệu chứng.

Chỉ chưa đầy 6% dân số được tiêm Vaccine nhưng có rất ít ca tử vong, Covid-19 trở thành ‘quá khứ’ khiến các nhà khoa học cũng không hiểu vì sao. Trong khi Mỹ và châu Âu chứng kiến thảm họa Covid-19 chưa từng thấy thì ở châu Phi mọi thứ diễn ra bình thường đến khó hiểu.

Từ giữa năm 2020, đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới dường như bỏ qua cho châu Phi khi số ca nhiễm tại đây giảm mạnh đến mức các nhà khoa học cũng chẳng hiểu lý do vì sao.

Tỷ lệ người dân được tiêm vaccine chưa đầy 6% và có rất ít nguồn lực y tế, tình hình tại Châu Phi lại đang tốt hơn rất nhiều so với Châu Âu hay Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, lục địa này ghi nhận số ca tử vong vì dịch ít nhất thế giới. Theo ghi nhận của WHO thì số ca tử vong do Covid-19 ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong của toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 46% và 29% Covid-19 thành quá khứ. Ở Zimbabwe cuộc sống đã trở lại bình thường dù người dân chưa được tiêm chủng hết. Đại dịch đã lùi vào dĩ vãng khi người dân trở lại cuộc sống bình thường và chẳng quan tâm đến những chiếc khẩu trang và những biện pháp phòng dịch.

Cuối tháng 11 , Zimbabwe chỉ ghi nhận 33 ca nhiễm mới và chẳng có ai tử vong vì dịch, theo đúng xu hướng lắng dịu của dịch bệnh trên khắp châu lục. Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy số ca nhiễm mới cũng nhanh chóng suy giảm kể từ tháng 7/2021.

Tình hình này đã khiến nhiều chuyên gia bất ngờ bởi khi đại dịch tràn vào Châu Phi đầu năm 2021, hầu hết mọi người đều nghĩ đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo với hàng triệu ca tử vong do cơ sở y tế tại đây quá yếu kém. Thế nhưng mọi thứ lại diễn ra nhẹ nhàng hơn dự kiến khi đại dịch suy giảm nhanh chóng.

Hiện nhiều chuyên gia cảnh báo số liệu tại Châu Phi có thể không chính xác do người dân sống cách xa nhau tại nhiều vùng hẻo lánh. Việc chủ quan cho rằng đại dịch đã qua có thể khiến sự lây nhiễm bùng phát trở lại nếu người dân không tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Bí ẩn, bất chấp các tranh cãi, một sự thật không thể phủ nhận là các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao Châu Phi tiêm chủng ít nhưng đại dịch lại suy giảm.

“Châu Phi không có đủ vaccine cũng như nguồn lực chống lại đại dịch như ở Châu Âu hay Mỹ, thế nhưng tình hình tại đây lại tốt hơn hẳn một cách đầy khó hiểu”, chuyên gia Wafaa El Sadr của trường đại học Columbia thừa nhận.

Một số nhà nghiên cứu cho biết dân số trẻ của Châu Phi với độ tuổi bình quân 20 so với 43 tại Tây Âu – cừng tỷ lệ đô thị hóa thấp, các khu dân cư sống tách biệt tại nơi hoang dã cũng như việc mọi người thường xuyên phải ra ngoài lao động, ít tụ tập đông người trong nhà khiến tỷ lệ lây nhiễm thấp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu xác minh chính xác nào cho nguyên nhân đại dịch không bùng nổ ở Châu Phi nhiều như dự đoán. Trong khi đó một số chuyên gia khác lại cho rằng do liên quan đến mã gen hay việc châu lục này từng nhiễm các đại dịch khác và sinh ra kháng thể. Mới đây, nghiên cứu của tổ chức Malaria Consortium tại Uganda cho thấy những bệnh nhân từng nhiễm sốt rét sau đó lây virus Sars nCov-2 có tỷ lệ tử vong hay trở nặng thấp hơn so với người bình thường.

Cụ thể, các nhà khoa học của Malaria trình bày ở cuộc họp Hiệp hội y học nhiệt đới và vệ sinh Mỹ (ASTMH) rằng những bệnh nhân đã từng nhiễm sốt rét trong quá khứ có thể làm giảm xu hướng hệ miễn dịch của mọi người hoạt động quá mức khi họ bị nhiễm Covid-19.

Ông Christian Happi – Giám đốc Trung tâm di truyền gen về các bệnh truyền nhiễm tại Châu Phi (CEGID) cho biết nhà chức trách tại đây đã quá quen với việc đại dịch bùng phát mà chẳng có vaccine hay điều trị gì, Cơ sở hạ tầng y tế quá yếu với nguồn lực ít khiến người dân nơi đây buộc phải chấp nhận quy luật sinh tồn rằng ai may mắn sản sinh được kháng thể thì sống. Nhờ đó, sức đề kháng của người dân Châu Phi được đánh giá là khá cao trong đại dịch.. “Vấn đề không phải lúc nào cũng nằm ở việc bạn có bao nhiêu tiền hay mức độ tinh vi của các bệnh viện”, ông Happy nói.

Trong nhiều tháng qua, đại dịch khiến hơn 89.000 người thiệt mạng tại Châu Phi, mức được cho là ít nhất so với các châu lục khác. Số liệu của WHO cho thấy Châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số người thiệt mạng vì dịch toàn cầu, trong khi Châu Mỹ và Châu Âu tương ứng chiếm 46% và 29%.

Ví dụ tại Nigeria, quốc gia đông dân nhất Châu Phi, chính phủ tại đây cho biết gần 3.000 người đã chết vì dịch trong tổng dân số 200 triệu người. Con số này là quá thấp so với 770.000 ca tại Mỹ với dân số 330 triệu người.

Mới đây các nhà chức trách Nigeria đã bắt đầu một chiến dịch mở rộng mạnh mẽ hoạt động tiêm chủng COVID-19 ở quốc gia Tây Phi này. Các quan chức đang nhắm mục tiêu tiêm chủng cho một nửa dân số trước tháng 2/2022, một mục tiêu mà họ nghĩ sẽ giúp Nigeria đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Một nhà virus học người Nigeria, người tham gia một số nhóm tư vấn của WHO, cho rằng châu Phi thậm chí có thể không cần nhiều vaccine như phương Tây. Theo ông, đó là một ý tưởng gây tranh cãi đang được thảo luận nghiêm túc giữa các nhà khoa học châu Phi – và gợi nhớ đến đề xuất mà các quan chức Anh đưa ra vào tháng 3 năm ngoái về việc để COVID-19 tự do lây nhiễm trong cộng đồng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là châu Phi không cần vaccine.

Nhìn vào những gì đang xảy ra ở Châu Âu, Châu Á khả năng có thể xuất hiện những ca nhiễm mới là rất cao, nên trong thời gian không có làn sóng dịch thì người nhân Châu phi cũng cần được tiêm phòng cho tất cả để chiến thắng Đại dịch.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map