A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Kỹ năng để tránh diễn đạt lộn xộn, không rõ ý
(雑然とした不明瞭な表現を避ける話し方) 

Bắt đầu từ chủ đề mà đối phương hứng thú 

Tùy từng đối tượng mà bạn cần có cách truyền đạt thông tin phù hợp. Nên đặt mình vào vị trí của đối phương để đưa ra cắt dẫn dắt lập luận để dễ tiếp nhận nhất.

Nên mở đầu chủ đề mà bạn cho rằng đối phương hướng thú nhất. Bởi nếu là chuyện mình quan tâm thì ai cũng muốn nghe, từ đó mới chủ động tiếp nhận câu chuyện và tương tác lại.

Cần lưu ý rằng đây chỉ là cách mở đầu câu chuyện, bạn vẫn cần theo sát những gì đã định trao đổi trước đó.

Ứng biến trước tình huống ngoài mong muốn

Nên làm gì nếu khi đang trò chuyện hoặc diễn thuyết, bạn nhận ra hình như mình nói chuyện không gãy gọn chút nào?

Có thể ngay lúc ấy bạn sẽ cảm thấy bối rối không biết nên xử lý thế nào. Thậm chí vì thế mà không thể tiếp tục cuộc trò chuyện. Đối phương trước tình huống đó cũng sẽ thấy khó hiểu không còn hứng thú với điều bạn đang nói hoặc có thể suy nghĩ thiếu tin tưởng vào bạn bạn.

Mỗi khi mất bình tĩnh như vậy, bạn có thể chữa cháy bằng cách : “chắc do căng thẳng quá nên tôi quên mất, thông cảm nhé!” Hoặc “Tôi hay vụng về như thế đấy “, làm như vậy sẽ khiến đối phương có cảm giác bạn rất tự nhiên,không che giấu sự thiếu tự tin của mình và họ sẽ có thiện cảm với bạn hơn.

Những bạn có tâm lý sợ đám đông học luôn mất bình tĩnh trong giao tiếp thì nên tập nói một mình trước gương. Bạn cần dành thời gian chuẩn bị phần nội dung diễn thuyết và cả cách thức trình bày. nội dung nào cần nên nhấn mạnh chi tiết nào có thể khơi dậy sự tương tác của người nghe. Dự trù tình huống có thể xảy ra cùng các giải pháp có thể áp dụng. Quan trọng nhất là chuẩn bị tâm lý thật vững vàng, ngay cả trong những tình huống bối rối nhất, hãy tự nhủ nhất định mình sẽ ứng biến được.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map