A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Kỉ nguyên văn hóa “siêu độc thân” của giới trẻ Nhật Bản
(日本の若者の「スーパーシングル」文化の時代)

Ở Hàn Quốc xã hội và truyền thông đặt gánh nặng lên vai nam giới khi cho rằng đàn ông phải là người giữ vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình. Phụ nữ thì vẫn được kỳ vọng sẽ là người chịu trách nhiệm chăm lo cho gia đình nhà chồng sau khi kết hôn. Ngoài ra, chi phí nuôi dạy con cái cũng rất tốn kém.

Đối với những người đàn ông không có thu nhập cao, nhất là những người đã quá ngưỡng giữa của tuổi 30, không có bằng đại học, việc tìm được người để kết hôn đối với họ càng khó khăn gấp bội. Đó là lý do tại sao số lượng người kết hôn với phụ nữ đến từ các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Ukraine – những nước không giàu có bằng Hàn Quốc, ngày một gia tăng.

Vậy thì đối với Nhật Bản, vấn đề dẫn đến lý do nhiều người chọn cuộc sống độc thân là gì?

Một thập niên trước, không ít người Nhật vẫn còn cảm thấy xấu hổ nếu bị bắt gặp đang ăn một mình ở trường học hoặc căng tin tại văn phòng. Họ thậm chí còn chọn ăn trong phòng tắm để tránh những ánh mắt soi mói. Hành động này phổ biển đến mức người ta có hẳn một thuật ngữ để gọi “benjo meshi” (ăn trưa trong nhà vệ sinh).

Nhưng giờ đây, nhiều người đã nhận thấy Nhật Bản đã trải qua những thay đổi đáng kể. Miki Tateishi, một nhân viên pha chế ở Tokyo. Cô làm việc tại Bar Hitori, một địa điểm ấm cúng nằm trong khu giải trí về đêm Shinjuku dành cho những người uống rượu một mình. Quán bar này được khai trương vào giữa năm 2018, tạo ra một cơ hội bất thường ở một Nhật Bản thường hướng đến sự đồng nhất. Cơ hội đó là đi uống rượu một mình, không còn đi với bất cứ ai.

Trường hợp của Cô Hitori không phải là ví dụ duy nhất về cách các doanh nghiệp đang thay đổi để thích ứng với những người muốn độc lập làm mọi việc. Từ ăn uống, đời sống về đêm đến du lịch, các lựa chọn mới dành riêng cho các cá nhân đã xuất hiện ở khắp nơi trong những năm gần đây.

Phong trào này còn được biết đến với tên gọi “ohitorisama”: mọi người mạnh dạn làm mọi việc một mình, không để tâm đến ý kiến của người khác.

“Ohitorisama” có thể được dịch thoáng ra là “bữa tiệc của một người”. Tìm kiếm hashtag này trên Instagram bằng tiếng Nhật và hàng trăm nghìn bức ảnh sẽ hiện lên: bữa ăn sang chảnh dành cho một người, hành lang rạp chiếu phim, lều ở khu cắm trại hay những bức ảnh về những chuyến đi du lịch một mình.

Trong khoảng 1 năm rưỡi trở lại đây, ngày càng có nhiều người tuyên bố tình yêu của họ dành cho thời gian một mình ohitorisama trên cả các kênh tin tức và phương tiện truyền thông xã hội. Thậm chí đi hát karaoke họ cũng đi một mình, theo thống kê của một công ty tiếp thị, “nhu cầu đi hát karaoke một người đã tăng và chiếm 30-40%.

Với Nhật Bản, các hoạt động uống rượu và cuộc sống về đêm vốn được tận hưởng cùng đồng nghiệp hoặc bạn bè. Đồng thời, văn hóa ẩm thực đồng nghĩa rằng các thực khách thường đi ăn cùng ai đó. Nhưng phong trào ohitorisama đã thay đổi những ‘truyền thống’ này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thay đổi cách ứng xử và cung cách phục vụ để nắm bắt được lượng khách hàng độc thân này.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map