日本での幸せライフレシピ
Kagawa GenEtsu, bác sĩ đầu tiên trên thế giới phát hiện ra “vị trí thai nhi bình thường”
(賀川玄悦 -「胎児の正常胎位」を発見した世界初の医師)
Vào thời kì Edo, với những ca sinh khó, sinh nở là một sự kiện nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ. Các bác sĩ hiếm khi có mặt để giúp đỡ họ. Khi công nghệ siêu âm chưa được phát triển như bây giờ, bạn không thể nhìn thấy những gì bên trong bụng người mẹ. Mọi phán đoán đôi khi chỉ là sự tưởng tượng, kinh nghiệm mơ hồ.
Trong bối cảnh đó có một bác sĩ “lập dị” xuất hiện. Ông đã dũng cảm lật ngược lại “những quan niệm xưa cũ” sinh nở phổ biến đương thời, cứu sống nhiều bà mẹ mang thai sinh khó trong thời kì này. Mặc dù xuất thân là một nông dân, nhưng ông đã tự lực rèn giũa các kỹ năng của mình và tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành chăm sóc y tế cho phụ nữ mang thai và sinh con của Nhật Bản.
Tiểu sử của Kagawa Genetsu
Kagawa Genetsu (1700 – 1777) sinh ra ở thành phố Hikone, tỉnh Shiga. Nhà Kagawa là những nông dân, nhưng Genetsu lại khao khát trở thành bác sĩ. Vì gia cảnh khó khăn nên mãi khoảng đến năm 30 tuổi ông mới đến Kyoto để học y khoa. Người ta nói rằng thậm chí ông ấy không thể viết được nhiều chữ, chủ yếu kiếm sống bằng việc kinh doanh, xoa bóp châm cứu, và gần như tự học y khoa.
Khám phá vị trí thai nhi bình thường
Ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ, ngày nay chúng ta đều biết rằng thai nhi nằm quay đầu xuống phía tử cung người mẹ. Tuy nhiên, vào thời Edo, khi công nghệ siêu âm chưa ra đời, người ta không thể nhìn thấy gì cả bên trong tử cung. Kể cả ở phương Tây và phương Đông, người ta đều tin rằng trẻ sơ sinh nằm quay đầu lên trên và sau khi bắt đầu chuyển dạ mới quay ngược lại.
Từ kinh nghiệm của chính mình, Kagawa Genetsu cho rằng điều đó là sai. “Nếu thai nhi quay ngược lại ngay trước khi chuyển dạ bắt đầu sinh, chẳng phải là bụng khi ấy sẽ vỡ tung sao.” Kagawa Genetsu đưa ra ý kiến này gần như cùng lúc với phát hiện của bác sĩ phụ sản người Scotland William Smellie. Tuy nhiên, Kagawa Genetsu không tham khảo đến lý thuyết của Smellie, vì cuốn sách của Smellie rất lâu sau đó mới được giới thiệu ở Nhật Bản. Đây là một thành tích tuyệt vời mà Nhật Bản có thể tự hào.
Hình ảnh mô tả lý thuyết của Kagawa Genetsu và cho thấy vị trí thai nhi bình thường được trích từ cuốn “産論翼 (sản luận dực) của ông (https://dl.ndl.go.jp/)
Cứu những người mẹ chỉ còn chờ cái chết đến
Nếu em bé chết trong bụng mẹ trong khi sinh, quá trình sinh nở sẽ không được tiến hành và người mẹ sẽ tiếp tục đau đớn. Vào thời đại Edo, khoảng 300 năm trước, ngay cả trong hoàn cảnh như vậy, không còn cách nào khác là phải dựa vào việc tắm trong bồn bằng dược thảo và cầu nguyện. Hay nói cách khác là chỉ chờ chết. Khi chứng kiến những ca sinh nở mà thai nhi đã chết, Kagawa Genetsu đã nghĩ ra cách kéo thai nhi đã chết ra khỏi tử cung. Đây là thời điểm bắt đầu “tái sinh” để cứu người mẹ. Phương pháp kéo em bé ra để cứu sản phụ, được gọi là phẫu thuật tái tạo, đã được áp dụng từ lâu ở châu u. Nhiều dụng cụ được sử dụng để phẫu thuật ở châu u, nhưng phương pháp do Kagawa Genetsu nghĩ ra chỉ sử dụng một chiếc móc sắt. Người ta nói rằng ông không sử dụng thuốc mê, điều này là không thể nếu không có kỹ năng điêu kuyeenj. Theo cuốn sách có tên gọi “遊相医話 (du tương y thoại)” (1884)”, có mô tả rằng các ngón tay của Kagawa Genetsu rất mảnh mai, có thể cử động tự do và mạnh mẽ.
Phá vỡ những quan điểm cổ hủ
Vào thời kỳ Edo, có rất nhiều quan niệm truyền thống trong việc sinh con. Một trong số đó là quan niệm thai phụ phải đang đeo băng ở bụng để thai nhi không phát triển quá lớn. Ngoài ra, ở Nhật Bản, phụ nữ từ hoàng gia đến bình dân, những người mới sinh con, buộc phải ngồi kiểu chánh tọa trên ghế trong bảy ngày sau khi sinh và tuyệt đối không được ngủ.
Kagawa Genetsu đã lên án những phong tục tập quán này của Nhật Bản. Giờ nghe điều này có vẻ dễ dàng nhưng vào thời đó việc lên tiếng, đòi bãi bỏ những phong tục và truyền thống lâu đời đòi hỏi một sự dũng cảm rất lớn.
Do đó, nhiều người rất biết ơn và mong muốn được Genetsu giúp đỡ khi sinh nở. Khi danh tiếng được vang xa, Genetsu còn được mời đến hỗ trợ sinh cho ca sinh khó của hoàng hậu và đã thành công. Kagawa Genetsu, người thậm chí không viết được nhiều chữ và câu, với sự giúp đỡ của nhà văn lớn, Minagawa Kien, đã nỗ lực xuất bản “子玄子産論 (Tử huyền tử sản luận)”. Cuốn sách ghi lại nhiều thành tựu và kinh nghiệm trong việc chăm sóc y tế sinh sản của mình. Năm 1768, ông trở thành bác sĩ cho gia tộc phiên Awa.
Genetsu cũng tập trung vào việc dạy dỗ người kế nhiệm. Ông đã giới thiệu thuật phá thai Kagawa đến nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản, và số lượng môn đệ theo học khi đó vượt quá 2000 người. Tuy nhiên, ổng cũng dạy các môn đệ mình rằng, “không được phá thai nếu không cần thiết”. Vào cái thời mà xảy ra rất nhiều nạn đói như Edo, và không có gì lạ nếu số người bị giảm đi do phá bỏ thai nhi. Lời căn dặn của Kagawa Genetsu “về tầm quan trọng của mạng sống” là rất đáng trân trọng trong bối cảnh đó.
Ánh Hiền tổng hợp
https://ja.wikipedia.org/wiki/%E8%B3%80%E5%B7%9D%E7%8E%84%E6%82%A6