日本での幸せライフレシピ
Health Literacy – sự hiểu biết về sức khoẻ của người Nhật được cho là thấp
(日本人の健康に関しての意識が低いか?)
Sức khỏe luôn là đề tài đang thu hút sự chú ý của các nước trên thế giới khi đại dịch Covid 19 bùng lên, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Chưa bao giờ vấn đề về sức khoẻ lại đang được quan tâm mãnh liệt như bây giờ, nhưng theo một cuộc khảo sát so sánh với Châu Âu về kiến thức sức khỏe, thì Nhật Bản lại là đất nước Châu Á xếp cuối bảng trong khi nền y tế lại vô cùng hiện đại với các thiết bị máy móc tân tiến.
Tại sao sự hiểu biết về sức khoẻ ở Nhật lại kém?
Lý do to lớn nhất là sự khác biệt giữa Nhật Bản và Châu Âu khi bạn bị ốm hoặc sức khỏe có vấn đề, bạn tìm nơi mà có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ, dược sĩ, nhà tâm lý học, v.v.) rất khó khi tỉ lệ khó chiếm tới 60% ở Nhật Bản chênh lệch 10% ở EU. Ở châu Âu và ở nhiều quốc gia hệ thống y học gia đình rất phổ biến nên khi sức khoẻ có vấn đề thì họ dễ dàng nhận được sự tư vấn hỗ trợ trực tiếp từ y bác sĩ.
Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ Nhật Bản không phải là bác sĩ chăm sóc chính hoặc bác sĩ gia đình. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2015, chỉ có 512 bác sĩ chuyên khoa y học gia đình được chứng nhận bởi Hiệp hội Chăm sóc Chính của Nhật Bản, chiếm một phần nhỏ bộ phận trong số khoảng 300.000 bác sĩ ở Nhật Bản. Ở châu Âu, khoảng 1/3 bác sĩ là bác sĩ gia đình. Điều này là do cho đến năm 2004, không có hệ thống giáo dục nào để đào tạo,nên ngay cả đối với những bệnh có thể được điều trị đầy đủ ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu là những bệnh viện nhỏ hoặc phòng khám thì người ta vẫn thường đến bệnh viện lớn. Bệnh nhân được khám chữa bệnh miễn phí từ bất kỳ bác sĩ nào, nhưng họ thường bị bối rối vì không có thông tin rõ ràng về nơi khám.
So sánh với Châu Âu
Theo bảng câu hỏi khảo sát hiểu biết về y tế châu Âu (HLS-EU-Q47), được giới thiệu là một trong những thước đo toàn diện trong thang đo lường mức độ hiểu biết về sức khỏe, đã được dịch ở hơn 10 quốc gia với 47 câu hỏi tất cả. Vận dụng bốn khả năng thu nhận – hiểu biết – đánh giá – sử dụng về thông tin sức khỏe và hành vi phòng chống bệnh tật, v…v, và trả lời bằng câu trả lời dạng “khó, hơi khó, rất khó”. Giữa các quốc gia EU8 nói chung và Hà Lan, quốc gia có tỷ lệ hiểu biết về sức khỏe cao nhất, thì tổng điểm trung bình quy đổi thành tối đa 50 điểm là 33,8 ở EU và 25,3 ở Nhật Bản. Tỷ lệ biết đọc biết viết về sức khỏe được phân loại thang điểm là 0-33 điểm.
– 47,6% ở EU
– 28,6% ở Hà Lan thấp nhất
– 62,1% ở Bulgaria cao nhất
– 85,4% ở Nhật Bản.
So sánh với Châu Á
Ngoài khu vực Châu Âu thì khu vực châu Á khác với các cuộc khảo sát tương tự cũng đã được thực hiện. Dựa vào kết quả với thang điểm 50 thì ta có:
– 34,4 – Đài Loan
– 32,9 – Malaysia
– 31,6 – Kazakhstan
– 31,4 – Indonesia
– 31,3 – Myanmar
– 29,6 – Việt Nam
– 25,3 – Nhật Bản
Việc thiếu phổ cập thông tin y tế trên phương tiện truyền thông khiến cho người dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin, cũng như cách giáo dục sức khoẻ ngay từ những năm học đầu đời của người Nhật, đã tác động một phần không nhỏ tới sự hiểu biết về sức khỏe của người dân nói riêng.
Trong giáo dục sức khỏe ở trường, học sinh được dạy các kỹ năng để có được khả năng tự đưa ra quyết định. So sánh sinh viên đại học Nhật Bản và Úc, sinh viên đại học Nhật Bản có lòng tự trọng thấp hơn trong việc ra quyết định, căng thẳng hơn trong việc ra quyết định và thiếu kiên nhẫn khi không nghĩ đến khả năng của các lựa chọn khác ngoài việc suy nghĩ cẩn thận và đưa ra quyết định của riêng mình. Người ta chỉ ra rằng điều này có thể là do sự khác biệt giữa người phương Tây, vốn nổi tiếng về quyền cá nhân cao và người Nhật Bản, những người có tiêu chuẩn văn hóa là hòa hợp nhóm. Hiểu biết về sức khỏe cũng được cho là một yếu tố quan trọng của xã hội, đại diện cho sự tin tưởng và kết nối trong các mối quan hệ, hợp tác với nhau để nâng cao hiểu biết về sức khỏe, góp phần dẫn đến một cuộc sống lành mạnh cho bản thân và xã hội.