日本での幸せライフレシピ
Hạ chí là gì, người Nhật thường có phong tục ăn gì vào ngày Hạ chí?
(夏至とは?夏至には何を食べるの?)
Hạ chí là ngày dài nhất trong năm. Hạ chí năm 2021 rơi vào ngày Thứ Hai, ngày 21 tháng 6. Bạn có trữ thức ăn gì để ăn ngày hôm đó không? Nó khác với ngày đông chí như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau.
Hạ chí là gì?
Hạ chí là ngày có thời gian dài nhất từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Dựa theo thiên văn học, hạ chí thường rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 6 hàng năm. Kể từ ngày này trở đi, ngày sẽ dần trở nên ngắn lại. Ngược lại, ngày có đêm dài nhất gọi là ngày đông chí, ngày đông chí năm 2021 rơi vào ngày 22 tháng 12. Đây cũng là một trong hai mươi bốn thuật ngữ liên quan đến mặt trời. Phong tục và thực phẩm trong ngày hạ chí
Từ xa xưa, người ta đã cho rằng, việc cấy lúa nên hoàn thành trước ngày “Hạ chí sanh – 半夏生”, gọi là Hangesho. Hạ chí sanh là một thuật ngữ trong việc trồng lúa, chỉ ngày thứ ngày thứ 11 sau ngày hạ Chí. Ví dụ ngày hạ chí năm 2021 rơi vào ngày 21 tháng 6 thì ngày “Hạ chí sanh” năm 2021 sẽ là ngày 2 tháng 7. Nếu sau ngày “Hạ chí sanh” mới cấy lúa xong thì năng suất vụ mùa thu sẽ giảm.
Do đó, ngày Hạ chí và ngày “Hạ chí sanh” là một dấu mốc quan trọng đối với người làm nông. Nông dân dựa trên ngày này để đẩy nhanh công việc cấy lúa sao cho hoàn thành trước ngày “Hạ chí sanh” và sau đó nghỉ ngơi trong khoảng thời gian năm ngày. Và trong thời gian này sẽ có mưa lớn, nên người Nhật gọi là “Hange-ame (mưa giữa hè – 半夏雨”. Khi mưa xuống, lượng khí nóng tích tụ trong mặt đất bốc hơi lên nên người Nhật có tục đậy nắp giếng để che bớt khí độc hoặc tránh ăn rau hái vào các ngày này. Ngoài ra, ở một số nơi như tỉnh Saitama còn lan truyền nhiều câu chuyện như “đừng vào rừng tre (tỉnh Saitama)” hay ở tình Mie thì cho rằng yêu quái thường lang thang vào ngày này.
Hangesho-mochi
Hangesho-mochi là một loại bánh thường ăn vào khoảng giữa ngày “Hạ chí sanh”. Hangesho-mochi là một nét văn hóa của tỉnh Nara, có từ thời Muromachi. Ngoài tỉnh Nara, ở Kita Wakayama (tỉnh Wakayama) và Minamikawachi (tỉnh Osaka) cũng có phong tục ăn bánh gạo này. Ngoài ra, Hangesho-mochi còn được gọi là “sanaburi-mochi”, chữ “sa” trong “sanaburi” chỉ vị thần của cánh đồng lúa. “Naburi” được cho là một biến thể của chữ Noboru (dâng lên). Khi người nông dân cấy lúa xong vào ngày “Hạ chí sanh”, bước vào thời kì nghỉ ngơi, họ làm bánh Hangesho-mochi dâng lên vị thần đồng lúa để ăn mừng việc cấy lúa đã hoàn thành và cầu chúc mùa màng bội thu.
Ngoài bánh Hangesho-mochi, ở Kansai còn có phong tục ăn bạch tuộc vào ngày Bán hạ sanh (半夏生) để cầu mong mùa màng bội thu. Người ta tin nếu ăn bạch tuộc trong ngày này cây trồng sẽ bám rễ vững chắc trong lòng đất như chân của con bạch tuộc vậy. Trong khi đó, ở Sanuki người dân có tục ăn udon, và ở thành phố Ono, tỉnh Fukui, lại có phong tục ăn cá thu nướng.
Người dân thành phố Ono thường ăn món cá thu nướng nguyên con vào khoảng thời gian này. Vào thời đại Edo (1603-1867), lãnh chúa của miền Ono, vùng đất nằm trên núi, đã chiêu đãi người dân món cá thu nướng, vì cá thu là món giúp ngăn ngừa kiệt sức vì cái nóng mùa hè. Từ sự kiện lịch sử này, người dân trong vùng Ono vẫn yêu thích ăn cá thu nướng vào ngày Hangesho (ngày thứ mười một sau Hạ chí), gọi món là “Hangesho saba” (saba – nghĩa là cá thu).
Người Nhật thường có phong tục ăn gì vào khoảng thời gian Hạ chí? Tìm hiểu được câu trả lời này cũng là một cách hiểu hơn về triết lí ẩm thực theo mùa của người Nhật.