日本での幸せライフレシピ
Giới thiệu về văn hóa “nghèo ngữ cảnh”
(「ローコンテキストカルチャー」文化の紹介)
“Nền văn hoá nghèo ngữ cảnh” trái ngược “nền văn hoá giàu ngữ cảnh” được đưa ra bởi nhà nhân chủng học Edward T. Hall lần đầu tiên vào năm 1959 trong cuốn sách The Silent Language.
Đây là nền văn hoá có đặc điểm như sau
- Chủ yếu truyền đạt thông tin thông qua ngôn từ
- Thông điệp bằng lời nói quan trọng hơn những biểu hiện phi ngôn ngữ khác
- Công việc hoặc mục tiêu thường quan trọng hơn các mối quan hệ
- Quyết định và hành động tập trung vào mục tiêu và thường có sự phân chia trách nhiệm
Các quốc gia có văn hóa nghèo ngữ cảnh thường là các nước ở Bắc Âu và Bắc Mỹ, chú trọng truyền tải thông điệp bằng lời nói. Ví dụ, khi đàm phán người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề, không nói quanh co lòng vòng. Với những người sử dụng văn hóa nghèo ngữ cảnh này, chức năng chủ yếu của lời nói là thể hiện quan điểm và tư tưởng của mình, càng rõ ràng, logic và thuyết phục càng tốt. Đây là cách giao tiếp trực tiếp và thẳng thắn.
Ví dụ như coi trọng bản thân, người phương Tây nhấn mạnh lợi ích của cá nhân trên lợi ích của tập thể. Song cũng phải thấy rằng ở một mức độ nhất định, thì tính cá nhân lại là một động lực phát triển. Còn ở văn hoá giàu ngữ cảnh thì họ quan tâm trách nhiệm cộng đồng tập thể hơn cá nhân
Như vậy, có thể thấy rằng văn hoá nghèo ngữ cảnh thiên về những thông tin mang tính cá nhân hơn là các thông tin nhấn mạnh các yếu tố xã hội như tính tập thể, sự trung thành với nhóm.