A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN
(水産業について)

Ngành thủy sản thường dùng để chỉ thuật ngữ chung cho ngành công nghiệp xử lý các sản phẩm từ biển, và cũng thường bị nhầm lẫn với ngư nghiệp. Nhưng thuật ngữ thủy sản không chỉ bao gồm nghề cá mà còn bao gồm các ngành công nghệ sử dụng các sản phẩm biển, chẳng hạn như chế biến hải sản. Và đây cũng có lẽ là một ngành liên quan rất mật thiết đến đời sống hàng ngày của người dân Nhật Bản. Nước Nhật được tạo thành từ khoảng 7.000 hòn đảo với tổng chiều dài bờ biển khoảng 35.000km, các làng chài tồn tại trên khắp bờ biển nên nghề cá và cuộc sống của người Nhật luôn không thể tách rời, và cũng có thể nói công việc trong ngành thủy sản là công việc mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được thành quả nhất trong số các ngành khác.

Tuy nghề cá và cuộc sống của người Nhật không thể tách rời nhưng vào những năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm biển trong nước đang có xu hướng giảm dần, vì phong tục ăn hải sản truyền thống của Nhật Bản ngày nay đã trở nên lỗi thời do quá trình phương Tây hóa thực phẩm đang đổ bộ vào Nhật Bản rất lớn. Mặt khác, xu hướng tiêu dùng sản phẩm biển ngày càng tăng ở nước ngoài. Theo FAO ( Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc), mức tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người đã tăng gần gấp đôi trong nửa thế kỷ qua. Những lý do cho điều này là vì sự phát triển của công nghệ giao thông, sự gia tăng dân số đô thị và sự gia tăng ý thức về sức khỏe. Đặc biệt là ở các nước mới nổi nơi nền kinh tế đang phát triển, một yếu tố chính là sự chuyển đổi từ thực phẩm chủ yếu truyền thống như khoai tây sang chế độ ăn bao gồm thị và cá giàu protein. Do đó, ngành thủy sản hiện đang mở rộng thị trường sang nước ngoài với sức mạnh đến từ thương hiệu mang tên thực phẩm Nhật Bản. Dự kiến ​​dòng chảy mở rộng thị trường này sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

Ngành thủy sản của Nhật Bản phát triển sau Thế chiến thứ hai bằng cách mở rộng ngư trường đánh bắt từ bờ biển ra xa bờ và từ xa bờ ra biển xa. Tuy nhiên, vào những năm 1970, các nước trên thế giới lần lượt đặt ra các quy định cấm tàu thuyền nước ngoài ra vào đánh bắt ở vùng biển cách bờ biển 200 hải lý ( xấp xỉ 370km) khiến việc đánh bắt ở vùng biển sâu trở nên khó khăn hơn. Kết quả là sản lượng đánh bắt xa bờ từng chiếm 40% tổng sản lượng đánh bắt bằng thuyền cá, nhưng kể từ thời Heisei nó đã giảm xuống còn 10%. Và các loại cá đánh bắt xa bờ chủ yếu là cá mòi, cá ngựa, cá thu, tuy nhiên những loài cá này rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ nước biển. Vì vậy sản lượng đánh bắt cũng bị ảnh hưởng thay đổi rất nhiều theo thời gian.

Các sản phẩm từ biển khác nhau sau khi rời tay ngư dân sẽ được thu gom từ các chợ đầu mối trên cả nước, phân loại theo từng mục đích sử dụng và bán cho các nhà bán buôn,bán lẻ, nhà hàng thực phẩm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc bán hàng không thông qua thị trường đầu mối đã gia tăng như giao dịch trực tiếp từ ngư dân đến nhà bán lẻ, nhà hàng,…, và bán hàng trực tiếp từ ngư dân đến người tiêu dùng thông qua Internet. Phương thức bán hàng kiểu này có ưu điểm là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho ngư dân và cho phép người tiêu dùng thấy rõ hơn chất lượng sản phẩm.

Ngành thủy sản cũng bao gồm các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo quản và chế biến như cá khô, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh. Ngoài ra còn có các công ty lớn có tàu đánh cá, các trang trại cá lớn nơi cá được nuôi từ trứng thành cá con và đánh bắt khi chúng đã lớn, sản xuất và bán các sản phẩm đã chế biến,… Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có được một cái nhìn khái quát hơn về ngành thủy sản, nếu bạn đang có dự định sẽ tìm việc trong ngành thủy sản đặc biệt là ngư dân, thì hãy chuẩn bị cho mình một nền tảng sức khỏe thật tốt nhé.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map