日本での幸せライフレシピ
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH KHÁCH SẠN CỦA NHẬT BẢN – PHẦN 2
(日本のホテル業界の特徴について)
Ở bài viết phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu về lịch sử và các loại khách sạn điển hình tại Nhật Bản.
Trong bài viết phần 2 này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về công việc cụ thể trong ngành khách sạn, những thách thức khó khăn và triển vọng của ngành này nhé.
3. Mô tả công việc ngành khách sạn
Bộ phận lưu trú
Bộ phần lưu trú tham gia vào các hoạt động sau đây, nhưng chủ yếu là giao dịch với khách. Bao gồm lễ tân hay còn gọi là “bộ mặt của khách sạn” là một trong những công việc đòi hỏi tiêu chí cao.
Lễ tân: Thực hiện các thủ tục nhận và trả phòng cho khách, quản lý danh sách đặt phòng, công tác kế toán,v..v
Nhân viên hướng dẫn: Đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng trong phạm vi của khách sạn. Hướng dẫn khách đã check in về phòng
Người gác cửa: Đợi ở lối vào phía trước của khách sạn và đóng mở cửa xe ra vào để đón trả khách một cách thuận tiện.
Dọn phòng: Dọn phòng, dọn giường, bổ sung thêm vật dụng còn thiếu, bảo trì các thiết bị điện tử bên trong phòng.
Bộ phận ăn uống
Là bộ phận cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách của khách sạn
Bồi bàn/Phục vụ bàn: Sẽ là người giải thích thực đơn, nhận đơn order, phục vụ đồ ăn thức uống tại sảnh nhà hàng.
Người hướng dẫn: Ngoài việc chào đón khách thì sẽ hướng dẫn khách đến bàn ăn, nhận đặt chỗ và thực hiện công việc kế toán.
Dịch vụ phòng: Nhận order bữa ăn qua điện thoại của khách và giao đến tận phòng cho khách.
Bộ phận phần tiệc
Bộ phận này phụ trách dịch vụ khách hàng như tiệc và đám cưới, sắp xếp đặt phòng
Đặt tiệc: Chuẩn bị đồ cho bữa tiệc hoặc đám cưới, là công việc liên quan đến toàn bộ sự kiện như chỉ đạo tiến độ và nội dung món ăn.
Dịch vụ tiệc: Phụ trách việc thiết lập địa điểm, hoạt động trong ngày và phục vụ khách hàng.
Bộ phận quản lý
Tuy là bộ phận ít người biết đến hơn so với bộ phận phục vụ khách hàng hay bộ phận ăn uống nhưng lại có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ công việc hậu trường của khách sạn. Chủ yếu thực hiện các hoạt động sau đây
Bán hàng: Bán các sự kiện và kế hoạch cho các công ty, tổ chức và liên kết với đại lý du lịch để họ có thể sử dụng khách sạn của mình. Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng, đồng thời lên kế hoạch tổ chức các sự kiện và kế hoạch lưu trú của khách.
Quan hệ công chúng: Tương tác với các phương tiện truyền thông như truyền hình hay tạp chí nhằm mục đích quảng bá khách sạn.
4. Những thách thức khó khăn trong ngành khách sạn
Những thách thức mà ngành khách sạn phải đối mặt bao gồm sự thiếu hụt nguồn nhân lực và sự cạnh tranh về giá trong ngành cùng những lý do khác nữa. Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn bên dưới nhé.
Thiếu nguồn nhân lực
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhân lực thấp vẫn bị duy trì là do hệ thống lao động khó khăn như thời gian làm việc dài, tăng ca thường xuyên, ít ngày nghỉ. Số lượng khách du lịch nước ngoài nhiều nhưng nguồn nhân lực có thể nói được tiếng Anh, tiếng Trung, Hàn,v..v lại thiếu trầm trọng.
Cạnh tranh về giá giữa các khách sạn
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sự cạnh tranh về giá giữa các khách sạn ngày càng gay gắt để thu hút khách hàng tới khách sạn của mình. Việc cạnh tranh về giá nếu duy trì trong một thời gian dài thì sẽ có những lo ngại về sự sụt giảm lợi nhuận. Đặc biệt hơn khi dịch vụ nhà nghỉ tư nhân đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết thì nó cũng có thể trở thành đối thủ mạnh của ngành khách sạn.
Công suất phòng giảm do lượng khách du lịch nước ngoài giảm
Bị ảnh hưởng của việc hạn chế đi lại ở mỗi quốc gia do dịch bệnh toàn cầu đã tác động không nhỏ tới doanh thu của khách sạn, và theo cuộc khảo sát do Japan Finance Corporation thực hiện thì đang giảm khoảng 70%, gây ảnh hưởng nặng nề đến việc điều hành khách sạn.
Sự sụt giảm bồi thường của chính phủ trong kinh doanh
Khi ngành du lịch trong nước đang tụt dốc, chính phủ đã phát động chiến dịch “Go To Travel” để kích thích nhu cầu đi lại trong nước và bổ sung ngân sách 1 nghìn tỷ yên cho các ngành du lịch, thực phẩm, sự kiện và khách sạn. Tuy nhiên chiến dịch đã bị đình chỉ do sự lây lan nhiễm bệnh lại bùng phát mạnh mẽ, và sẽ lại là một thách thức lớn đối với ngành.
- Triển vọng tương lai cho ngành khách sạn và kết nối với các ngành khác
Khi việc tiêm chủng vaccine đã được cung cấp trên toàn thế giới và dịch bệnh cũng đang có xu hướng dần kết thúc. Dự kiến nhu cầu đi du lịch lại sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới và hệ thống tiếp nhận khách đến lưu trú, ăn uống tại các khách sạn qua đó cũng được phát triển hơn. Đẩy mạnh sự phục vụ khách hàng bằng robot để giảm chi phí cho nhân công như dọn dẹp làm sạch tòa nhà, giới thiệu nhận phòng và trả phòng bằng máy.
Phối hợp với các công ty du lịch để phát triển các tour du lịch trọn gói khám phá tài nguyên địa phương, cung cấp nơi ở dài hạn cho người lưu trú. Và bên cạnh đó khi việc sử dụng internet ngày càng phổ biến, nhu cầu tăng cường về trang web của khách sạn cũng tăng, do đó ngày càng nhiều khách sạn hợp tác với các công ty công nghệ thông tin để tạo ra các trang web và hệ thống dịch vụ đăng ký dễ sử dụng cho khách hàng.
Đối với một số khách sạn có sảnh tiệc cưới và nhà hàng sang trọng thì doanh thu thu được từ nhà hàng trong khách sạn cũng là một nguồn thu nhập lớn bên cạnh việc cho thuê phòng. Nên nhiều khách sạn đã đầu tư phát triển rất nhiều trong dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
Chúng tôi hy vọng rằng qua 2 bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành khách sạn ở Nhật, mỗi loại hình khách sạn sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, các công việc của từng bộ phận trong khách sạn cũng là khác nhau. Và nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm việc làm tại một trong rất nhiều khách sạn tại Nhật thì bài viết này có thể sẽ giúp bạn có được cái nhìn khái quát hơn về công việc bạn lựa chọn.