日本での幸せライフレシピ
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH COMBINI NHẬT BẢN– PHẦN 1
(日本のコンビニ業界について①)
Combini hay còn được gọi là cửa hàng tiện lợi, là những cửa hàng mà mọi người có thể dễ dàng ghé thăm ở bất kì nơi đâu, bất kì thời gian nào và dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng có bao giờ bạn tò mò rằng cửa hàng tiện lợi thức chất là gì, ra đời khi nào,nội dung công việc và cách thức vận hành ra sao không? Thì hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua thông tin dưới bài viết này nhé.
1. Cửa hàng tiện lợi nghĩa là gì và lịch sử ra đời
Cửa hàng tiện lợi là cửa hàng mà theo như Bộ Kinh tế,Thương mại và Công nghiệp định nghĩa là “cửa hàng tự phục vụ, phục vụ đồ ăn thức uống, mở cửa 7 ngày trong một tuần, có diện tích sàn bán hàng từ 30 mét vuông trở lên và dưới 250 mét vuông và có thời gian làm việc là 14 giờ trở lên mỗi ngày” thì được gọi là cửa hàng tiện lợi, hoặc viết tắt là CVS.
Cửa hàng tiện lợi có nguồn gốc từ Texas, Hoa Kỳ vào năm 1972. Với tên gọi là cửa hàng nước đá đã mở rộng giờ làm việc lên 7 ngày một tuần và 16 giờ một ngày vào những ngày mùa hè nắng nóng, đồng thời bán bao gồm cả bánh mì, trứng. Và đó chính là sự khởi đầu cho chuỗi các cửa hàng tiện lợi về sau. Cửa hàng Seven-Eleven đầu tiên tại Nhật Bản ra đời vào ngày 15 tháng 5 năm 1974 và hiện giờ Seven-Eleven, FamilyMart, Lawson đang là những cửa hàng tiện lợi chiếm 90% thị trường, tiếp theo đó là Ministop.
2. Nội dung công việc của cửa hàng tiện lợi
Tại các cửa hàng tiện lợi, bạn có thể tham gia làm cùng nhiều việc một lúc, điều đó có nghĩa là có rất nhiều nội dung công việc trong cửa hàng. Ví dụ như là:
Phục vụ khách hàng: Nói đến các cửa hàng tiện lợi thì phục vụ khách hàng là một trong những trọng tâm của công việc. Ngoài việc niềm nở chào hỏi khách, giới thiệu hoặc tư vấn cho khách các sản phẩm trưng bày thì hướng dẫn cách sử dụng máy photocopy tại cửa hàng cũng được đưa vào dịch vụ phục vụ khách hàng. Đặc biệt là tại quầy thu ngân, là nơi “trung tâm” của cửa hàng nên là cần sự phản hồi các thông tin một cách nhanh chóng và công khai cho khách.
Thu ngân: Đa số nhân viên sẽ làm tại quầy thu ngân,và có rất nhiều công việc được thực hiện tại quầy thu ngân,chẳng hạn như là thanh toán sản phẩm bằng mã vạch, cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, thanh toán hóa đơn tiền điện nước, thanh toán vé của các dịch vụ giải trí, vé máy bay và đặc biệt là bán thuốc lá. Thuốc lá là sản phẩm được bán ở ngay quầy thu ngân, nên nhân viên cũng phải nhớ thương hiệu, mã số để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng cho khách.
Trưng bày sản phẩm: Các sản phẩm trong cửa hàng tiện lợi được trưng bày theo từng khu chức năng, ví dụ khu nước uống, khu đồ ăn, khu đồ dùng cá nhân…Tuy nhiên, khi các sản phẩm được lấy ra khỏi kệ có thể bị xáo trộn hoặc không đủ sản phẩm để trưng bày bán. Trong những trường hợp đó thì nhân viên sẽ cung cấp thêm sản phẩm và sắp xếp bày biện ngăn nắp để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy.
Đặt hàng: Khi một nhân viên có kinh nghiệm làm lâu năm thì có thể sẽ được giao nhiệm vụ đặt sản phẩm. Tùy theo tình hình bán hàng thì sẽ đặt bổ sung những sản phẩm không đủ tùy theo từng trường hợp. Nếu bạn đặt quá nhiều thì có thể gây nên tình trạng tồn đọng, còn nếu đặt quá ít thì sẽ không đủ sản phẩm để bán. Vì vậy việc này dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm làm việc của bạn, và cũng là một trong những công việc khó khăn nhất của cửa hàng.
Nấu các món dễ: Các món ăn đơn giản được bày bán trong lồng kính tại quầy thu ngân sẽ được đảm nhiệm bởi nhân viên trong cửa hàng, vì những món ăn đơn giản đó không yêu cầu kỹ thuật như chiên gà tẩm gia vị, bánh bao hấp, xúc xích rán,…
Quản lý máy móc: (máy photocopy, máy ATM, máy bán vé tự động): Trong cửa hàng tiện lợi thường thường sẽ có máy photocopy, máy ATM, máy bán vé tự động và một số khách hàng chưa biết cách sử dụng thì cần sự hướng dẫn của nhân viên. Việc nhân viên cửa hàng giữ gìn máy sạch sẽ, bảo dưỡng máy để máy hoạt động bình thường cũng là nhiệm vụ trong cửa hàng.
Tiếp nhận dịch vụ của các đại lý: Tùy thuộc vào cửa hàng mà có thể đảm nhận các dịch vụ đại lý khác nhau như xuất vé, in thiệp mừng năm mới, đại lý dọn dẹp(bán tem vứt rác),…
3. Các cửa hàng tiện lợi lớn
Seven-Eleven: Một công ty lớn trong ngành cửa hàng tiện lợi, với thế mạnh về phát triển sản phẩm theo định hướng khách hàng và cung cấp dịch vụ đặt hàng. Hơn 70.750 cửa hàng ở cả Nhật và nước ngoài, là công ty đầu tiên đang thử nghiệm tiến hành các sản phẩm được đặt tại Seven-Eleven Net được giao hàng bởi máy bay không người lái cho những người không thể mua sắm dễ dàng, chẳng hạn như ở các đảo xa. Hiện tại đang thử nghiệm dịch vụ tại một số khu vực tỉnh Hokkaido và Hiroshima.
Lawson: Một loạt các cửa hàng như Lawson Mart, Lawson Store 100 và là một công ty con của tập đoàn Mitsubishi với con số gần 15 nghìn cửa hàng ở trong và ngoài nước. Lawson đang tăng cường hơn nữa trong việc cung cấp thức ăn hàng ngày như bao gồm rau củ tươi, thực phẩm sống,…,để khách hàng tránh di chuyển nhiều tới các siêu thị xa nhà trong thời gian dịch bệnh Covid.
FamilyMart: Hợp nhất với Circle K Sunkus vào năm 2016,một công ty con của UNY Group HD. Với thông điệp “FamilyMart dành cho bạn” khi có tới hơn 25 nghìn cửa hàng trong và ngoài nước. FamilyMart cũng là nơi cung cấp hàng cứu trợ cho các cơ sở lưu trú nơi những người bị bệnh nhẹ như nhiễm virus corona chủng mới đang được điều trị trong thời gian qua.
Ministop: Công ty con hợp nhất của Aeon, Eat-in với thế mạnh chủ yếu là các thực phẩm ăn liền. Có 1971 cửa hàng ở Nhật Bản và 3206 cửa hàng ở nước ngoài với tổng số là 5177 cửa hàng.