A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Cuộc đời và cái chết bí ẩn của nhà văn Yukio Mishima – một trong những nhà văn Nhật Bản lỗi lạc nhất thế giới
(日本の有名な作家三島由紀夫さんの生と死)

2020 là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày mất bí ẩn của nhà văn Yukio Mishima. 50 năm trước, Yukio Mishima đã tự sát bằng cách mổ bụng theo nghi thức của một samurai sau lời lời kêu gọi của ông nhằm cải cách Hiến pháp thời hậu chiến để cổ động của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có quyền phát triển lớn mạnh tại một căn cứ ở Tokyo. Cái chết của tác giả lừng danh, từng 5 lần được đề cử giải Nobel văn học, đã gây chấn động ở Nhật Bản và trên toàn thế giới, nhưng động cơ của ông thật khó xác thực. Nửa thế kỷ sau, những bí ẩn vẫn còn, và các nhà phê bình vẫn không ngừng tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa các tác phẩm văn chương và việc tự sát của ông.

Tiểu sử của Yukio Mishima (1925 – 1970)

Mishima sinh ra vào năm 1925. Một năm sau đó là năm khởi đầu của thời đại Chiêu Hòa (1926–89). Có thể chia kỷ nguyên Chiêu Hòa ra 3 phần, 20 năm đầu tiên là thời kì Nhật Bản rơi vào khủng hoảng chưa từng có do chiến tranh, 25 năm tiếp theo kinh tế vực dậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc sau hoang tàn đổ nát, và 20 năm còn lại. Và cuộc đời của Mishima rơi vào 2 phần đầu tiên của kỷ nguyên này. Đó cũng là thời kì mà thời đại Chiêu Hòa đạt nhiều thành tựu nhất.

Mishima cho rằng các tác phẩm văn học phải đại diện cho thời đại của họ, đồng thời thể hiện sự những quan điểm khác biệt và đưa ra những tầm nhìn lịch sử mới. Điều này thể hiện rõ kể từ tác phẩm Kim Các Tự trở đi. Thể loại chính của văn học cận đại Nhật Bản là tiểu thuyết tự sự (私小説), trong đó các tác giả ghi lại một cách chân thành những trải nghiệm và câu chuyện của chính mình; Nhà văn có óc sáng tạo như Mishima là cực kỳ hiếm.

Công bố tác phẩm đầu tay trên văn đàn năm 16 tuổi

Mishima sinh ra ở Yotsuya, Tokyo. Mặc dù nằm ở quận Yamanote danh tiếng ở phía tây của trung tâm thành phố, nhưng trên thực tế đó là khu vực nghèo, bị bỏ quên sau cuộc tái thiết sau trận Động đất Kantō năm 1923. Bà nội của ông tên là Natsuko, xuất thân từ một gia đình samurai nổi tiếng, không hài lòng với môi trường sống ở đó. Ông nội của Mishima trước đây là thống đốc của nửa hòn đảo ở phía nam tên là Karafuto của Nhật Bản (hiện do Nga quản lý toàn bộ với tên gọi Sakhalin). Tuy nhiên, ông bị buộc thôi việc sau một vụ bê bối hối lộ, từ đó bà Natsuko đã bù đắp cho những ước mơ đã mất và lòng tự trọng tan vỡ của mình bằng sự tận tâm với cháu trai.

Vì Natsuko bị đau thần kinh tọa và Mishima có thể chất yếu, họ thường dành cả ngày bên nhau trong phòng bệnh. Mishima là người yêu thích truyện cổ tích và sách tranh nên thường để trí tưởng tượng của mình bay bổng khi vẽ và viết truyện. Trong cuốn truyện cổ tích “Kỳ quan của thế giới” do Mishima sáng tác vào năm 10 tuổi, ông mô tả về sự xuất hiện của mùa thu trên hòn đảo thiên đường xinh đẹp, khi các ngọn nến bị dập tắt thì trở nên tăm tối.

Mặc dù bản thân không xuất thân từ một gia đình quý tộc, Mishima vẫn được theo học tại Gakushūin, ngôi trường dành cho trẻ em của tầng lớp thượng lưu. Vào thời tiểu học, do sức khỏe kém nên thành tích học tập của Mishima không mấy nổi bật. Tuy nhiên, từ thời trung học cơ sở, được sự giúp đỡ của các giáo viên, Mishima trở thành một trong những học sinh xuất sắc của trường. Năm 16 tuổi, anh ra mắt văn đàn với tác phẩm đầu tay và được xuất bản ở tạp chí bên ngoài.

Trong tác phẩm “Khu rừng đầy hoa (Hanazakari no Mori)” (1941), trong đó người kể chuyện khám phá lại cội nguồn của sự sống bằng cách định vị lại bản thân trong dòng chảy thời gian trước khi được sinh ra trên thế giới này. Đó cũng là khi Mishima bắt đầu sử dụng bút danh Yukio Mishima. Đó cũng là năm Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, khơi mào cho Chiến tranh Thái Bình Dương.

Mishima tốt nghiệp trường trung học Gakushūin vào năm 1944 với thành tích đứng đầu lớp và đăng ký vào Khoa Luật tại Đại học Hoàng gia Tokyo (nay là Đại học Tokyo). Cùng năm này ông được miễn đi nghĩa vụ quân sự do sức khỏe yếu, và phát hành lại tác phẩm đầu tay “Khu rừng đầy hoa” bằng cách bổ sung thêm 4 tiểu thuyết ngắn với ý tưởng là di tác của chính mình.

Đại chiến thế 2 kết thúc, nước Nhật bại trận, khiến ông đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Các tác giả thâm niên bị buộc phải im lặng trong những năm chiến tranh và các nhà văn trở về từ chiến trường thì đưa ra một loạt tiểu thuyết như thể không kìm nén được. Trong khi đó, một người giàu năng lượng sáng tạo như Mishima nhận thấy rằng mình đang đánh mất vị trí của mình trong thế giới văn học. Ông quyết định từ bỏ ý định trở thành một tiểu thuyết gia, gia nhập Bộ Tài chính sau khi tốt nghiệp đại học, và bắt đầu con đường sự nghiệp của một viên chức.

Tuy nhiên, sau 9 tháng làm việc ở Bộ tài chính, Mishima quyết định nghỉ việc để sáng tác cuốn tiểu thuyết mới – Kamen no kokuhaku (tạm dịch: Lời thú nhận của mặt nạ), xuất bản năm 1949. Trong đó, nhân vật chính được mô phỏng từ chính Mishima, kể về tình huống khiến ông chấp nhận rằng mình là người đồng tính. Đặc biệt là cảnh người kể chuyện bị kích thích tình dục sau khi thấy bức tranh về sự tử vì đạo của Thánh Sebastian.

Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết không thể hiện việc Mishima là người đồng tính nam. Mà đó là thông điệp cho rằng, dường như tất cả chúng ta đều đang đeo mặt nạ, như một gào nước lạnh dội vào niềm tin ngây thơ về sự không nghi ngờ gì vào danh tính của bản thân. Sự châm biếm này cộng với việc lột tả tài tình tâm lý của những người trẻ tuổi phải trải qua sự hỗn loạn của thời chiến và thời kỳ hậu chiến, khiến tác phẩm “Lời thú nhận của mặt nạ” trở thành cuốn sách bán chạy nhất.

Thành công và tính toán sai lầm

Trở lại văn đàn, Mishima đã vẽ lên một bức tranh sống động về cộng đồng người đồng tính nam ở Nhật Bản trong tác phẩm “ cấm sắc (禁色)” được xuất bản từ năm 1951 đến năm 1953, và chấp bút tác phẩm “Tiếng sóng (潮騒) – 1954” kể về một câu chuyện tình yêu ngây thơ của một đôi nam nữ.

Mặt khác, ông cũng viết “近代能楽集”(Tuyển tập các vở kịch Nô hiện đại ) ” (1956), và công bố vở kịch Kabuki mới “鰯売恋曳網 (Lưới tình của người bán cá mòi)” (1954). Cũng vào năm 1956, Mishima công bố tác phẩm “Kim Các Tự (金閣寺)” (1956), cuốn tiểu thuyết dựa trên sự kiện một đệ tử phóng hỏa đốt Kim Các Tự năm 1950, và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Vào thời điểm cuốn Kim Các Tự được xuất bản, Nhật Bản ở trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Điều gì đã thu hút rất nhiều độc giả đến với cuốn tiểu thuyết này về sự cố đốt chùa diễn ra từ 6 năm trước? Tái sinh sau những khó khăn của chiến tranh, đất nước đang vươn lên thịnh vượng. Dù vậy, chiến tranh chỉ mới kết thúc hơn chục năm thôi, và những ký ức đen tối về thời gian đó vẫn khó phai mờ. Chúng vẫn ăn sâu vào tâm trí mọi người như một mối đe dọa bên trong đối với những giấc mơ tươi sáng về dân chủ, tiến bộ và giàu có thời hậu chiến. Dường như Kim Các Tự đã nói lên sự bất an bên trong người dân Nhật mà chỉ có những người sống trong xã hội mới cảm nhận được.

Nếu nhìn từ thế giới nội tâm, dân chủ và tăng trưởng kinh tế không gì khác hơn là những chiếc mặt nạ. Tiếp tục đeo chúng có nghĩa là mất đi nguồn gốc của sự tồn tại, và rơi vào chủ nghĩa hư vô. Mishima lấy chủ đề hư vô làm chủ đề cho tác phẩm “鏡子の家 (Kyōko’s House)” năm 1959 của mình, kể về câu chuyện của bốn người trẻ sống cô đơn ở Tokyo và New York vào khoảng năm 1955.

Tuy nhiên, có một tính toán sai lầm lớn đã xảy ra ở đây. Độc giả khi đó đã không cộng hưởng với “Kyōko’s House” như họ đã từng với “Kim Các Tự”. Năm 1959, khi “Kyōko’s House” được công bố, Nhật Bản đang ở trong thời kì mà nền kinh tế phát triển vượt bậc, vượt qua cả giai đoạn tăng trưởng cao trước đó. Những người ở trong một nền kinh tế đang bùng nổ ấy không quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hư vô. Tính toán sai lầm này là một đòn giáng nặng nề đối với Mishima, người đang cố gắng khắc họa hình bóng của thời đại trong tác phẩm “Kyōko’s House”.

Mishima tiếp tục tìm kiếm những hướng đi mới để vượt ra ngoài lĩnh vực văn học. Ông tham gia diễn xuất trong bộ phim xã hội đen “からっ風野郎 (Sợ chết)” năm 1960 và trở thành người mẫu của bộ sưu tập nhiếp ảnh (Sắc vi hình) năm 1963 của Eikō Hosoe. Và đã trở thành cái tên được yêu thích của giới truyền thông.

Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là ông đang từ bỏ cảm xúc của mình qua một bên và hùa theo xã hội thời hậu chiến – một xã hội đã không cố gắng lý giải thông điệp của “Kyōko’s House”. Phản ứng của phương tiện truyền thông mà ông khuấy động càng lớn, ông càng có ý thức phủ nhận bản thân. Để đối phó với tình trạng này, ông chỉ có thể chấp nhận thách thức là tạo ra một tác phẩm văn học bắt kịp thời đại và đưa ra một tầm nhìn mới về lịch sử với quy mô lớn hơn bao giờ hết. Đó là tác phẩm “豊饒の海 (Bể phong nhiêu) được viết vào năm 1965〜1971.

Hình ảnh 4 tập tác phẩm Biển phong nhiêu

“Bể phong nhiêu” là một tác phẩm gồm bốn tập, trong đó các nhân vật chính lần lượt được tái sinh từ thời Minh Trị, thời Đại Chính và thời đại Chiêu Hòa. Ở phần đầu của cuốn tiểu thuyết, Mishima miêu tả một buổi lễ tưởng niệm những người chết trong chiến tranh Nhật-Nga. Khung cảnh hoang vắng tiếp tục nổi lên xuyên suốt trong tác phẩm, điều này cho thấy nguồn gốc của chủ nghĩa hư vô xâm chiếm xã hội thời hậu chiến đã ra đời từ thời Minh Trị. Những người tái sinh lần lượt được tái sinh đều theo đuổi cuộc sống chống lại chủ nghĩa hư vô này, và tập cuối cùng lẽ ra phải vẽ nên sự giác ngộ hạnh phúc.

Tuy nhiên, trong tập 4 được xuất bản, thực tế lại kết thúc rằng, tất cả những câu chuyện về tái sinh đều là ảo tưởng. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1970, khi giao bản thảo cuối cùng này cho người biên tập, Mishima đã rạch bụng tự tử, khiến mọi người sửng sốt. Sự thật về cái chết của ông đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Chỉ có thể nói một điều rằng, Mishima đã miêu tả một cách sống động Chủ nghĩa hư vô như là đích đến của thời đại trong phần 4 của tác phẩm “Biển phong nhiêu”. Việc tự tử của ông được xem như là một hành động khuyến khích mỗi chúng ta phải tìm cách vượt qua chủ nghĩa hư vô đó.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map