日本での幸せライフレシピ
Các Geisha trong thời dịch Covid
(コロナに生きる芸者たち)
Kyoto là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Với lệnh ban bố đóng cửa và ngưng các chuyến bay thương mại, thành phố này đã không có các khách du lịch nước ngoài ghé thăm nữa. Tuy nhiên, nét cổ kính của Kyoto vẫn thu hút khách du lịch trong nước.
Phố cổ Gion – Khu phố lưu giữ nhiều nét cổ kính xưa của Nhật Bản, với nhiều ngôi nhà bằng gỗ cổ xưa thu hút rất nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà còn cả khách đến từ châu Âu và châu Á trước khi đại dịch diễn ra. Tại đây, có rất nhiều các quán trà, nơi những Maiko và Geiko (Người Tokyo thường gọi là Geisha) xuất hiện để phục vụ trà, ca hát, nhảy múa cho những người đến lễ chùa hoặc khách du lịch.
Kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, cuộc sống của những người dân phố cổ Gion trở nên đảo lộn, phần lớn các quán trà đã quyết định đóng cửa tạm thời vì khả năng lây lan bệnh covid-19 cao. Nếu không cẩn thận sẽ vừa rủi ro cả về mặt sức khỏe xã hội lẫn kinh tế. Các khu phố cổ ở Gion cũng khá hẹp, không thể giữ đủ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc. Các loại hình giải trí trở nên điêu đứng, trong đó có các Maiko và Geiko. Vì dịch bệnh diện rộng, không có lượt đặt chỗ nào, Các Maiko và Geiko vẫn phải tự chi trả hóa đơn sinh hoạt phí hằng ngày, vẫn phải học và luyện tập nghệ thuật (Thường các khóa học này rất đắt đỏ và tốn kém).
Vì các doanh nghiệp sẽ tự quyết định sẽ đóng cửa hay tiếp tục kinh doanh. Kèm theo các chiến dịch Go-To của chính phủ để phục hồi kinh tế và du lịch, các doanh nghiệp đã manh dạn mở cửa hoạt động, kèm theo các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Riêng đối với các nghệ nhân Maiko và Geiko, họ một quy tắc bất thành văn đó là không được đeo bất kỳ vật gì trên mặt, thậm chí cả kính cận (kính cận sẽ được thay thế bằng kính áp tròng). Đầu tóc, gương mặt của họ được trang đểm rất kỳ công, tỷ mỉ với một lớp trang điểm dày nổi bật và đặc trưng. Các Maiko và Geiko phải làm sao vẫn thể hiện được thần thái qua nét mặt với khoảng cách an toàn là 2 mét?
Để giải quyết cho trường hợp này, các Geiko đã trang bị cho mình những màn chắn để bảo vệ mình cũng như khách. Bằng những chiếc mặt nạ trong suốt hoặc sử dụng những chiếc quạt che trước mặt trong suốt thời gian tiếp khách.
Một Maiko (Geiko tập sự) cho biết: “Nếu chúng tôi sử dụng quạt trong suốt thay cho khẩu trang, chúng tôi có thể cảm thấy an toàn hơn một chút, và điều đó cũng có thể khiến khách hàng của chúng tôi cẩn thận hơn.”
Cộng đồng nghệ thuật truyền thống nơi này đã thiết lập hướng dẫn riêng cho các Maiko và Geiko bao gồm việc duy trì khoảng cách tối thiểu là 1 đến 2 mét với mỗi khách hàng. Không nên nói chuyện khi ở gần khách hàng – chẳng hạn như trong lúc rót đồ uống cho họ – và không nhận trao đổi thức uống hoặc dùng chung một cốc. Chò trơi “Ozashiki asobi” cũng không được khuyến khích và thay vào đó, khách hàng nên giải trí bằng cách trò truyện và thưởng thức các màn múa hát của các Maiko và Geiko mà thôi.
Cộng đồng nghệ thuật truyền thống Kyoto có một tinh thần rất mạnh mẽ, và họ tin rằng họ thể đối mặt với mọi khủng hoảng một cách tuyệt đối.
Nguồn ảnh:
1. https://www3.nhk.or.jp
2. https://mainichi.jp